Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, có một số người mặc dù ăn rất nhiều nhưng lại không hề mập, nhưng ngược lại có những tạng người ăn rất ít thế nhưng cơ thể lại cứ luôn mập.

Thực ra vấn đề ăn hoài mà không mập cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên lý do đáng chú ý nhất chính là sự di truyền, việc di truyền sẽ có vai trò rất lớn đến việc cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, sau đó chuyển hóa thành dưỡng chất cho cơ thể, điều này sẽ làm cho cơ thể của con người mập ra hoặc là ốm đi.

Bên cạnh nguyên nhân di truyền thì ăn hoài không mập cũng còn nhiều nguyên nhân khác nữa, hoặc do cơ địa từng người, hoặc do hệ tiêu hóa, hoặc cũng có thể do bạn mắc phải chứng bệnh nào đó.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ăn hoài không mập

Đối với người ăn hoài không mập là vì khả năng hấp thụ nguồn dưỡng chất không tốt. Tức là nguồn dinh dưỡng từ thức ăn được chuyển hóa vào trong cơ thể không nhiều, mặc dù lượng thức ăn được đưa vào là rất lớn. Bởi vì lúc này đường ruột không thể hấp thụ được hết mà chúng lại thải ngược ra khỏi cơ thể. Vì vậy mà bạn ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy yếu, có khi còn xanh xao và bệnh.

Một vài người khắc ăn hoài không mập nằm ở phần cơ địa của họ, chính là do bị tổn thương niêm mặc ruột, đau dạ dày tá tràng, thiếu enzym tiêu hóa, hoặc trong ruột có ký sinh trùng như giun đũa – giun móc – …

Sự chuyển đối thức ăn thành nguồn năng lượng:

Với nhóm người ăn hoài không mập chính là vì quá trình chuyển hóa năng lượng cao, có thể hiểu một cách đơn giản chính là việc tiêu hao nguồn năng lượng của họ cao hơn hẳn so với người bình thường.

Một ví dụ đơn giản như: một cơ thể người trung bình sẽ tiêu hao khoảng 1300kcal/ ngày, còn người ăn hoài không mập thì mức tiêu thụ lại là 1700kcal/ngày.

Chính vì như vậy mà dù thức ăn có ăn nhiều đi chăng nữa thì họ cũng sẽ nhanh chóng tiêu hao đi mất, do đó họ ăn nhiều nhưng lại không hề mập.

Tuy nhiên việc chuyển hóa năng lượng cao như vậy cũng gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể, đó là da sẽ nóng hơn, nhịp tim sẽ nhanh hơn.

Cường giáp:

Có một số trường hợp ăn hoài không mập là do tuyến giáp hoạt động vượt quá giới hạn, hay theo thuật ngữ chuyên môn gọi là cường giáp.

Tuyến giáp sẽ tạo ra hormone để điều khiển quá trình trao đổi chất, những người gặp phải bệnh lý này thì khả năng đốt cháy năng lượng sẽ cao, do đó để có thể tăng cân thì rất khó.

Chúng ta cần phải đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài

Viêm ruột:

Viêm ruột là một yếu tố làm cho quá trình hấp thụ thức ăn gặp phải vấn đề, từ đó mà lượng thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ không được sử dụng hết.

Bệnh viêm ruột không chỉ làm cho cân nặng không tăng, mà còn làm cho bạn bị tiêu chảy thường xuyên.

Trả lời