“Tâm linh”
“Tâm linh có nghĩa là một hệ thống những niềm tin dựa trên cơ sở sự tiếp diễn của cuộc sống sau khi chết và sự kết nối với thế giới Tâm linh thông qua khả năng tâm linh.
Với nhiều người, đó có thể là một tôn giáo, một triết lý hoặc một cách sống.
Niềm tin vào tâm linh thường mai lại sự thanh thản và tác dụng tốt cho sức khỏe, họ luôn tin rằng:
“Chúng ta không chết, những người thân đã qua đời của chúng ta vẫn sống bình thường trên thế giới tâm linh”
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
“Triết lý của tâm linh”
Tất cả chúng ta được sinh ra với một ngọn lửa tâm linh thần thánh (tâm thức của chúng ta), và khi tâm thức của chúng ta rời đi, ngọn lửa sẽ để lại chiếc áo vật lý mà nó đã khoác vào trước đó để quay trở về với thế giới Tâm linh, nơi mà chúng ta đã được sinh ra. Chúng ta vẫn sống sau cái chết bất chấp chúng ta chọn tôn giáo nào để tin tưởng.
Triết lý của tâm linh được dựa trên bảy nguyên lý được viết vào thế kỳ mười chín bởi nhà khoa học tâm linh Emma Hardinge Britten.
Nguyên lý đầu tiên
“Đấng tạo hóa”
Nghiên cứu về tạo hóa có nghĩa là nghiên cứu về Quy luật nhân quả, quy luật vận hành mọi thứ xảy ra xung quanh chúng ta. Chúng ta nhận ra rằng có một sức mạnh của tạo hóa trong vũ trụ.
“God”, đấng tạo hóa hay sức mạnh của tạo hóa biểu lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả mọi vật. Chúng ta biết được sức mạnh của tạo hóa và cuộc sống chúng ta được tạo bởi đấng tạo hóa này, chúng ta thừa nhận đấng tạo hóa như người cha của mình.
Nguyên lý thứ hai
“Những người anh em”
Tất cả chúng ta cùng đến từ một nguồn sống của vũ trụ. Thực tế, chúng ta là một đại gia đình, mỗi một con người là một nhánh cây, được sinh ra từ một than cây. Điều này có nghĩa tất cả chúng ta đều là những người anh em.
Tất cả chúng ta đều là những thành viên của một gia đình thần thánh. Chúng ta cần phải chia sẻ với nhau niềm vui cũng như nỗi buồn. Chúng ta phải hiểu được người khác cần những gì để giúp đỡ họ như là một phần của sự phục vụ cho mọi người.
Bên cạnh việc học cách cho, chúng ta cũng phải học cách nhân, bằng cách ấy, cuộc sống của chúng ta sẽ có được sự cân bằng cần thiết.
Chúng ta không chỉ giúp đỡ những người bạn về mặt vật chất cần thiết mà còn phải biết giúp đỡ họ về mặt tâm linh, giúp đỡ họ thật sự trở nên mạnh mẽ và xứng đáng với mối liên hệ trong gia đình của đấng tạo hóa (family of God).
Nguyên lý thứ ba
“Sự giao tiếp với thế giới tâm linh và các thiên thần”
Tất cả các tôn giáo đều tin vào sự sống sau cái chết, nhưng chỉ có Tính tâm linh mới có thể chứng nhận được điều này là đúng bằng cách kết nối với những thực thể tâm linh trong quá khứ.
Các nhà tâm linh học trong tất cả các giáo hội cung cấp một khu vực có khả năng kết nối và những người thân yêu quý, người bạn có thể tiếp tục tạo ra hạnh phúc cho chúng ta. Tồn tại những thực thể tâm linh, vị thầy luôn tận tụy phục vụ cho hạnh phúc con người.
Nguyên lý thứ tư
“Linh hồn con người tiếp tục tồn tại”
Khoa học đã chứng minh rằng vật chất (một phần của sức mạnh tạo hóa – năng lượng) không thể bị mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Tâm thức, cũng là một phần của sức mạnh tạo hóa, vì vậy cũng không thể bị hủy diệt.
Sau cái chết của cơ thể vật lý, tâm thức tiếp tục tồn tại như là một phần của thế giới ở một chiều không gian khác. Đây được gọi là “Thế giới Tâm linh”
Trong thế giới tâm linh, chúng ta có cơ thể tâm linh tương tự như cơ thể vật lý ở trái đất. Chúng ta là như nhau với cùng một tính cách, đặc điểm và chúng ta chỉ thay đổi để phát triển hơn bằng chính nỗ lực của mình. Sứ mạng cá nhân của chúng ta không dừng lại sau cái chết.
Nguyên lý thứ năm
“Sứ mạng cá nhân”
Nguyên lý này thể hiện trách nhiệm cho mọi hành động và suy nghĩ của mỗi cá nhân. Đây là sự chấp nhận trách nhiệm trong mọi phương diện của cuộc sống, điều này định hướng cho cuộc sống theo sứ mạng cá nhân.
Không có bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm linh của chúng ta trừ khi chúng ta sẵn sàng cho phép. Không ai có thể thay đổi được trừ chính chúng ta. Chúng ta được phép tự do lựa chọn tất cả mọi thứ và chúng ta cũng có khả năng phân biệt được đúng sai. Chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Nguyên lý thứ sáu
“Thưởng và phạt cho những gì tốt hoặc xấu đã làm trên trái đất”
Quy luật nhân quả có nghĩa là bạn gieo nhân nào sẽ gặt quả đấy. Một người không thể làm những điều không tốt cho người khác rồi mong đợi điều tốt đẹp trở lại.
Bạn phải hiểu rằng sự thưởng phạt xảy ra với chúng ta ngay trên trái đất này, đừng đợi đến khi quay trở lại với thế giới tâm linh
Nguyên lý thứ bảy
“Mọi linh hồn con người luôn luôn có thể phát triển”
Trong mỗi trái tim, tồn tại một mong muốn để được phát triển và mỗi tâm thức con người luôn hướng về sự tiến hóa của sức mạnh trí tuệ và tình yêu thương.
Tất cả mọi người đều có thể bước đi trên con đường dẫn đến sự hoàn hảo nếu thực sự mong muốn. Mức độ phát triển tương đương với sự khao khát thấu hiểu trí tuệ tinh thần và tâm linh.
Nếu chúng ta cố gắng làm những điều tốt nhất có thể trong cuộc sống trên trái đất theo trực giác và sự thôi thúc bên trong, chúng ta sẽ tìm ra con đường tiến hóa rất dễ dàng trên trái đất và cả trên thế giới tâm linh. Hoặc tất cả mọi hành động nhằm mục đích phát triển sẽ phải nỗ lực hướng đến sự hoàn hảo, điều mà chúng ta sẽ phải làm với chính bản thân mình.
Trong gia đình của tạo hóa, chúng ta được ban tặng tất cả mọi sự ủng hộ cần thiết để có thể chịu trách nhiệm với chính sự phát triển của mình.
Tác Giả: John Holland
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết