“Khoa học”, với một ý thức đúng đắn, chính là cứu tinh của nhân loại.
“Khoa học” làm cho con người thấu hiểu Bí Mật của Tự Nhiên .. và con người sẽ sử dụng khoa học vào mục đích tốt đẹp cho bản thân.
“Khoa học”, xét một cách toàn diện, đang chết dần vì sự chuyên môn hoá. Tuy nhiên, Khoa Học Toàn Diện trong Thời Đại mới, nhìn nhận con người dưới một góc độ bao quát và là một phần của Vũ Trụ. Đó chính là tương lai của khoa học, bao gồm khoa học y dược của loài người.
Henry David Thoreau đã mô tả “Nghệ thuật” làm cho cuộc sống con người trọn vẹn hơn. Nghệ thuật của Y dược sẽ làm cho cuộc sống bệnh nhân trọn vẹn hơn. Y dược phải làm con người sống lâu hơn .. điều trị nhanh hơn, thoải mái hơn và không còn sự sợ hãi.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
“Tâm trí của cái đang được gọi là khoa học”
Cái đang được gọi là khoa học hiện nay nghiêng quá nhiều về tiền bạc, tạo ra sự nghèo khổ cho con người và chẳng có tính khoa học gì cả.
Sự thật là nếu thiếu tính khoa học thì con người lại lâm vào sự ngộ nhận nhiều hơn.
Otto Frisch và Rudoft Pearls phác thảo ra công thức của quả bom nguyên tử đầu tiên. Nhưng tâm trí của Harry Truman và Winson Churchill lại tạo ra tai hoạ khi vào một buổi sáng tháng 8 năm 1945 tại Hiroshima, làm 80,000 người thiệt mạng chỉ trong vài phút. Thủ phạm, không phải là khoa học, mà là tâm trí của con người.
“Cái gọi là khoa học hiện nay là của tâm trí”
Tất cả mọi bệnh tật, từ bệnh tim cho đến ung thư…, đều bắt đầu từ suy nghĩ của tâm trí. Sự chữa trị cũng phụ thuộc vài tâm trí. Mọi tế bào, từ tế bào tim cho đến những tế bào ung thư…, đều sở hữu nguyên tử tâm trí và cũng cho ra những kết quả đúng hoạc có thể sai cuối cùng.
Những biện pháp nhất thời để tạo ra tiền bạc, ví dụ như thuốc hay phẫu thuật chỉ tạm thời giảm bớt sự nghiêm trọng. Biện pháp lâu dài vẫn là sự ngăn chặn tiêu cực ngay từ đầu của tâm trí. Một tâm trí bình an.
Yoga hay Thiền định đúng đắn chính là làm cho tâm trí trở nên bình an .. dừng Chita, hay còn gọi là sự suy nghĩ liên tục của tâm trí. Yoga không phải là tập hợp của những tư thế Asanas và cũng không phải là nhắm mắt lại rồi nhẩm một câu thần chú nào cả.
Nếu tôi có thể làm cho người đọc hiểu được sự nghiệm trọng của vấn đề và sự cần thiết phải thay đổi cách sống, để có được một tâm trí bình an và vượt qua mọi bệnh tật thì tôi mới thật sự thành công.
Con người không phải cạnh tranh với nhau, không phải làm hại lẫn nhau, để phát triển bản thân. Con người chỉ việc sống với quy luật tự nhiên. Khoa học tâm trí thời đại mới và sự tỉnh thức của tâm trí sẽ không chỉ mang con người đến với mặt trăng mà còn có thể mang nụ cười đến với người hàng xóm.
“Hãy yêu kẻ thù của bạn , hãy yêu hàng xóm của bạn”
-Jesus Christ
Chúng ta không giống nhau tại trái đất này sao? Vậy tại sao bạn lại cạnh tranh với những người anh em của bạn? Hãy hợp tác và yêu thương mọi người.
“Tâm trí là gì?”
Tâm trí là gì? Tâm trí ở đâu? Tâm trí như cơn gió, được viết trong 1 bài thơ:
“Ai đã nhìn thấy gió
Là bạn hay là tôi
Khi cây lá nhảy múa
Cơn gió đến và đi ! “
– Christina
Tâm trí ở chỗ nào? Đừng quan tâm đến. Tâm trí ở mọi nơi cả bên trong lẫn bên ngoài!
Người ta cố gắng xác định tâm trí, như là một cơ quan giống như các cấu trúc tế bào khác của con người. Và theo cái gọi là khoa học y dược hiện tại, cơ quan này được tin là nằm ở trái tim trong một thời gian rất lâu.
Tâm trí không thể là bộ não hay bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể. Tâm trí không thể nào biểu hiện dưới cấu trúc tế bào.
Khoa học Robot đã qua 70 năm vẫn không thể mô phỏng được tâm trí của con người trong cơ thể robot.
Tâm trí là một trạng thái của lượng tử năng lượng. Tâm trí con người, hay còn gọi là tâm trí có ý thức, là tập hợp của suy nghĩ.
“Hệ thống giáo dục phải thay đổi”
Hệ thống giáo dục mang nặng tính cạnh tranh, nơi mà một người phải cạnh tranh với người khác, phải thay đổi thành hệ thống khác, nơi mà một người chỉ phải cạnh tranh với chính bản thân họ. Hệ thống mới này không có sự ghen tị và căm ghét. Hơn nữa, một hệ thống giáo dục giá trị có thể khắc sâu những giá trị cơ bản của cuộc sống vào tâm trí nhạy cảm của đứa trẻ. Nền giáo dục hiện tại phải biết học hỏi những tinh hoa của nền giáo dục quá khứ, ở đó, những cảm xúc tiêu cực không bao giờ xuất hiện trong đầu óc trẻ thơ.
Mong muốn của chúng ta là trong tương lai có thể tạo ra một thế hệ mới được giáo dục thông minh, yêu thương và hợp tác thay cho cạnh tranh, ghen tị và cá nhân.
Chủ nghĩa duy vật thiếu sự thấu hiểu về tâm linh mang con người đến sự vô nghĩa của cuộc sống.
Tác Giả: Prof. B.M. Hegde
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết