Có ba diễn biến trọng đại khi thực hành
Thiền Quán niệm Hơi Thở

DIỄN BIẾN TRỌNG ĐẠI ĐẦU TIÊN
“Khi chúng ta đang sống theo dòng chảy đơn giản, bình thường, dễ dàng, tự nhiên của hơi thở… thì tâm trí trở nên khá trống không”.

THIỀN là làm yên lặng đi bản chất cố hữu của cái trí lăng xăng không ngớt huyên thuyên. Để làm được như vậy, chúng ta bắt đầu với HƠI THỞ.

Cái trí phải ở nơi hơi thở. Đó là điểm mấu chốt. Nếu cái trí không ở nơi hơi thở, nó sẽ không trở thành trống rỗng. Cái trí cần phải trở nên hết bề bộn và khá trống không.

Cái trí phải vất đi tất cả những hình ảnh phản khoa học, tôn giáo – xã hội và những cảnh trí vô nghĩa… trong đầu. Trong khi thực hành THIỀN ĐỊNH, việc trì tụng bất cứ ‘thần chú’ nào cũng không đúng vai trò cả.

Bởi vì THIỀN là làm yên lặng cái trí không ngớt huyên thuyên nên chúng ta hoàn toàn không thể có bất kỳ hình ảnh nào trong đầu để tập trung vào.

Chúng ta phải tương thích mình với bản chất tự nhiên và bình thường của mình là “HƠI THỞ NHẸ NHÀNG”. Khi chúng ta đồng điệu được với hơi thở tự nhiên, cái trí từ từ trở nên bớt căng hơn…suy nghĩ thưa dần…và không sớm thì muộn, nó sẽ trở nên khá trống không.

Hơi thở là sứ giả của tâm thức thuần khiết với hệ thống hoành tráng của cơ thể vật lý.
Hơi thở là một điều xảy ra không ngừng.
Hơi thở thật đơn giản.
Hơi thở có thể được kinh nghiệm.
Hơi thở có thể được nắm bắt.
Hơi thở có thể được hòa điệu rất dễ dàng.

Sống theo dòng chảy tự nhiên, đơn giản của hơi thở là điểm khởi đầu và kết thúc trong thực hành thiền.

DIỄN BIẾN TRỌNG ĐẠI THỨ HAI
“Khi cái trí khá trống rỗng, một khối năng lượng vũ trụ khổng lồ tràn ngập vào hệ thống cơ thể vật lý… vào cơ thể hữu hình”.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Một “cái trí như đám rừng” (jungle-like mind) không thể nào cho phép Năng Lượng Vũ Trụ thâm nhập vào cơ thể.

Khi cái trí còn như đám rừng, nó sẽ trở thành một chướng ngại to lớn… không cho phép bất kì nguồn Năng Lượng Vũ Trụ nào thâm nhập vào hệ thống vật lý.

Một “cái trí như đám rừng” thì rất khó thẩm thấu, vì nó quá “thô cứng” và “mờ đục”! Tuy nhiên, trong THIỀN, “cái trí mờ đục” trở thành một “cái trí trong suốt”, hoặc một “cái trí có thể nhìn xuyên qua”.

Thông qua THIỀN, “cái trí như đám rừng” được chuyển hóa thành “cái trí như ngôi vườn” (garden-like mind).

Thông qua THIỀN, cái trí trở nên dễ thẩm thấu hơn nhiều và Năng Lượng Vũ Trụ tràn ngập vào hệ thống cơ thể vật lý… theo định luật vật lý tự nhiên đơn giản!

Như vậy, để làm “cái trí mờ đục” trở thành một “cái trí trong suốt”… chỗ mà có rất ít những tư tưởng lạc lõng phàm trần, và nhiều những khoảng trống hơn… đó chính là THIỀN!

Và, con đường ấy duy nhất thông qua cơ chế của hơi thở.

DIỄN BIẾN TRỌNG ĐẠI THỨ 3
“Khi hệ thống cơ thể vật lý đã nhận đủ năng lượng vũ trụ vào. Kết quả là ta có một lực kích hoạt hợp lý cho con mắt thứ ba”.

Khi hệ thống vật lý được thấm đẫm bởi Năng Lượng Vũ Trụ, khi những mảng đen trong thể phách (etheric body) bị tiêu hết, những khả năng tiềm ẩn của Linh Hồn từ từ thành tựu.

Và, theo tự nhiên, Linh Hồn có tiềm năng và khả năng vô hạn. Tuy nhiên, nếu mà chúng ta không khai thác và làm hiển lộ nó thông qua sự thực hành Thiền thường xuyên của chúng ta thì tất cả cũng mãi mãi chỉ là “chưa được khai thác” và còn “tiềm ẩn”.

Kết quả đỉnh điểm trong THIỀN là kích hoạt các “Giác Quan Bên Trong” hay là “Con Mắt Thứ Ba”. Hệ quả của THIỀN là kích hoạt được khả năng ngoại cảm (ESP). Kết quả cuối cùng của THIỀN là kích hoạt được Linh Thức (SOUL CONSCIOUSNESS). Trong trường hợp của một người trung bình, thì nó có vẻ là Linh Thức bị mất. Trong trường hợp của một người trung bình, thì Thiên Đường đã bị đánh mất. Thiên Đường Trần Gian phải được lấy lại… điều đó đạt được thông qua THIỀN ĐỊNH.

Nguồn: minh sư Brahmarshi Patriji
Người Dịch: Trương Đức Hiệp, Hồ Xuân Hương, Việt Khôi, Ngọc Trúc

Trả lời