Áp lực cuộc sống là một yếu tố không thể tránh khỏi đối với bất cứ ai, mỗi người sẽ phải đối mặt với một hoặc vài khó khăn nào đó. Nếu áp lực quá lớn thì chúng ta cần phải tiến hành giải tỏa, giả sử không thay đổi được có thể dẫn tới ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý.
Một phương pháp được cho là hiệu quả trong việc giảm căng thẳng áp lực, hơn nữa còn mang lại rất nhiều lợi ích khác, đó chính là ngồi Thiền Định. Để việc ngồi Thiền phát huy tác dụng thì chúng ta cần phải học cách ngồi như thế nào cho đúng, kỹ thuật thực hiện ra sao, từ đó mới hỗ trợ cho giấc ngủ được tốt hơn.
Hãy Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Thiền Định cho một giấc ngủ ngon
Ngồi Thiền Định được hiểu như thế nào:
Ngồi Thiền Định hiểu như một phương pháp giúp con mgười tịnh tâm, hồi phục tâm lý và thể chất, giải quyết vấn đề liên quan tới lo lắng muộn phiền. Bên cạnh đó khi ngồi Thiền Định đúng cách sẽ giúp con người thông minh và sáng tạo hơn, bởi vì Thiền giúp tinh thần tập trung, loại bỏ bớt suy nghĩ tiêu cực.
Việc ngồi Thiền còn giúp đỡ cho việc học tập, giúp tăng khả năng ghi nhớ, tư duy, sáng tạo, do đó sẽ thích hợp với trẻ nhỏ và học sinh sinh viên.
Muốn ngồi Thiền đạt hiệu quả cần phải tiến hành theo từng bước: bước chuẩn bị – tìm vị trí và thời gian ngồi Thiền – tư thế ngồi Thiền.
Trong quá trình ngồi Thiền Định sẽ trải qua các giai đoạn như sau: giai đoạn nhập Thiền – trụ Thiền – xả Thiền.
Thiền Định là Quan Sát Hơi Thở
Cách ngồi Thiền giúp ngủ ngon và sâu giấc:
Có một số tư thế ngồi Thiền như: ngồi Thiền trên ghế, Thiền đứng, Thiền quỳ, Thiền ngồi. Tùy thuộc vào từng người sẽ lựa chọn tư thế phù hợp nhất. Dù là tư thế nào chúng ta cũng cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau đây:
Tư thế ngồi: được thực hiện ở bất cứ nơi đâu, miễn là yên tĩnh và thoải mái, có thể sử dụng thêm đồ vật hỗ trợ để tạo cảm giác dễ chịu nhất.
Cột sống: Không cần phải giữ thẳng trong suốt quá trình ngồi Thiền, ngực mở rộng, để cho hơi thở đi vào đi ra một cách tự nhiên
Bàn Tay: Đan các ngón tay lại với nhay, để thư giãn, nhẹ nhàng.
Vai: Thả lỏng ở tư thế thoải mái, đẩy vai ra và hạ thấp xuống, buông thả 2 bờ vai…
Cằm: Cằm để tự nhiên, giãn cơ mặt, không được gồng hoặc ép cằm.
Đối với tư thế ngồi Thiền sẽ có hai tư thế mà chúng ta thường áp dụng, bao gồm tư thế bán già và tư thế kết già. Trong đó tư thế bán già thì chân nọ gác lên chân kia. Ngược lại tư thế kết già thì hai chân khoanh lại và lòng bàn chân đều phải hướng lên trên. Thật ra, bạn có thể chỉ cần ngồi xếp bằng là được..
Nếu là người mới ngồi Thiền thì thực hiện trong thời gian 10 phút là đủ, sau đó tăng dần lên 15 phút đến 20 phút. Nên chọn thời điểm buổi sáng thức dậy, hoặc buổi tối trước khi ngủ để giúp cho giấc ngủ tốt hơn và sâu giấc hơn.