Trước khi đến với Thiền Định, có thể bạn nghĩ mình sẽ không thể duy trì thói quen Thiền mỗi ngày. Việc thực hành dường như khó khăn như một thử thách cần một quyết tâm cao độ. Thế nhưng trong cuộc sống đầy những xô bồ, Thiền chính là phương pháp để bạn đối diện và vượt qua. Tìm hiểu hành trình Thiền Định để tâm luôn an yên và chữa lành cơ thể.

Bắt đầu hành trình Thiền Định với cách ngồi Thiền đúng

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thiếu tập trung hay dễ cảm thấy uể oải không hoàn thành công việc? Bắt đầu với Thiền và để nhận thức đồng thời để cơ thể đạt sự tĩnh lặng, thoải mái.

Đối với những người mới bước chân vào hành trình Thiền Định. Việc quan trọng đầu tiên là tìm hiểu Thiền sao cho đúng. Sau đây Thiền Kim Tự Tháp sẽ chỉ ra  một số lưu ý về cách Thiền hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi hành Thiền

Trong bất cứ công việc gì thì chuẩn bị luôn là khâu quan trọng nhất. Đối với Thiền, bạn nên chọn một nơi đủ yên tĩnh, không tiếng ồn. Bởi những tạp âm có thể làm gián đoạn quá trình bạn luyện tập. Cùng như khiến bạn khó tập trung hoàn toàn vào việc Thiền.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Chọn một không gian ngồi Thiền tĩnh lặng để tập trung

Đặc biệt với những người mới làm quen với Thiền. Trong hành trình Thiền Định, nên tắt TV, điện thoại và tất cả thiết bị âm thanh. Bạn cũng có thể mở nhạc nhẹ nhàng, du dương và lặp lại nhiều lần để không làm ảnh hưởng tới sự tập trung.

Đồng thời cần chuẩn bị trang phục thoải mái, dễ chịu. Hạn chế mặc những trang phục quá bó chật gây khó chịu, mất tập trung.

Về thời gian, không nhất thiết phải ngồi Thiền quá lâu mới mang lại hiệu quả. Theo các Thiền giả, thời gian dành cho Thiền nên là từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Thế nhưng, nếu cảm thấy gặp khó khăn, bạn cũng có thể bắt đầu Thiền ít nhất 5 phút mỗi ngày.

Bước 2: Điều chỉnh tư thế ngồi của cơ thể

Để hành trình Thiền Định không bị gián đoạn, bạn cũng cần chú ý cách ngồi Thiền sao cho thoải mái. Có thể ngồi trên sàn, thảm hay tấm đệm tuỳ ý. Khi ngồi chú ý giữ cột sống giữ thẳng, không nghiêng về một bên trái hay phải.

Xương chậu nên nghiêng về hướng đằng trước một góc vừa phải. Góc nghiêng sao cho cột sống được nâng bằng xương mông. Khi ngồi có thể nhắm hoặc mở mắt. Tuy nhiên, khi nhắm mắt bạn sẽ tập trung vào quá trình hơn. Thay vì bị phân tán bởi những thứ nhìn thấy trong tầm mắt.

Bước 3: Tập trung quan sát hơi thở

Kỹ thuật thở là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thiền. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn tập trung và một điểm nào đó trên bụng để quan sát hơi thở có ra nhịp hay không?

Khi thực hành Thiền, bạn sẽ cần chú ý tới thời gian cho một nhịp, số lượng nhịp trong một phút,… Khi thở không đúng cách rất dễ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và mất tập trung.

Tập trung quan sát hơi thở là một trong những kỹ thuật của hành trình Thiền Định

Mặc dù kĩ thuật này không đòi hỏi nhiều yêu cầu song cần chú ý để đạt được hiệu quả tốt nhất khi Thiền. Để biết thêm về Thiền đúng cách, bạn cũng có thể tham khảo các bài học tại Thiền Kim Tự Tháp. Những khoá học được thiết kế đơn giản, dễ nắm bắt dành cho người mới và những người Thiền lâu năm.

Bước 4: Lặp lại một câu “thần chú”

Bước tiếp theo trong khi Thiền là bạn cần lặp lại trong đầu 1 câu thần chú hay danh hiệu Phật. Đây là cách để tâm trí rơi vào trạng thái tĩnh lặng Thiền Định sâu. Hãy tập trung lặp đi lặp lại câu chú cho đến khi đã nhập vào Thiền thành công, bạn sẽ không cần phải lặp lại nữa.

Bước 5: Thả lỏng cơ thể

Hãy để các bộ phận trên cơ thể lần lượt rơi vào thể lỏng và thư giãn và sau đó là tâm trí. Bạn sẽ từ từ mắt lại, sau đó lựa chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể.

Thông thường, hầu hết người ngồi Thiền sẽ chọn bắt đầu từ ngón chân. Tập trung vào từng ngón chân, bắt đầu thư giãn các ngón chân để xoa dịu những căng thẳng. Tiếp tục di chuyển và thả lỏng dần lên các vị trí xung quanh và toàn  bộ cơ thể.

Những thay đổi tích cực với hành trình Thiền Định

Ngồi Thiền có thể hiểu là trạng thái người học thả lỏng tâm trí, không ràng buộc vào điều gì. Thứ mà bạn cần quan tâm duy nhất là sự an tĩnh trong tâm hồn. Có như vậy, bản thân mới tăng cường sự tập trung cũng như dần loại bỏ những căng thẳng, thậm chí là điều trị bệnh.

Hành trình Thiền Định đúng cách sẽ giúp khám phá bản thân

Khi thực hiện Thiền đúng cách, bạn sẽ có được một sức khỏe tốt hơn và tinh thần tốt hơn. Đồng thời nâng cao được “chính khí”, loại bỏ chất độc hại giúp cơ thể phòng và chống nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, hậu quả của việc ngồi sai cách cũng nghiêm trọng khi có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ, khi ngồi sai tư thế, người tập có thể gặp tình trạng tê chân, đau lưng, hoa mắt, giãn tĩnh mạch chi…

Một số lưu ý khi thực hiện

Không có khởi đầu nào là dễ dàng nếu bạn không dành thời gian luyện tập. Đối với một hành trình Thiền Định, bạn sẽ cần kiên trì dành cho việc thực hành mỗi ngày. Và kết quả mà bạn nhận được sau quá trình là vô cùng xứng đáng. Dưới đây là một số lưu ý khi Thiền:

Lựa chọn không gian Thiền tập thích hợp

Hãy lựa chọn một không gian trong lành, yên tĩnh. Nếu có thể hãy lựa chọn nơi có nhiều ánh sáng và cây xanh hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Không nhất thiết phải Thiền quá lâu

Chúng ta đều biết Thiền là phương pháp cần sự kiên trì và luyện tập dài lâu. Bạn có thể bắt đầu thực hành Thiền trong thời gian ngắn. Khi đã quen với việc tập luyện bạn có thể kéo dài thêm thời gian. Nên duy trì việc luyện tập mỗi ngày đều đặn để thu được kết quả tốt nhất. Thời gian thích hợp thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm.

Tập trung quan sát hơi thở

Hãy thực hành bài tập bằng cách cảm nhận và lắng nghe cơ thể. Đầu tiên, hít một hơi thật sâu rồi sau đó thở ra thật chậm bằng mũi. Lúc này bạn cảm thấy cả cơ thể và tâm trí được xoa dịu, được thư giãn khỏi những mệt nhọc, lo toan.

Dùng bữa nhẹ trước khi Thiền

Thay vì để chiếc bụng đói hãy ăn nhẹ trước khi tập 30 phút để cơ thể được bổ sung đủ năng lượng. Tuy nhiên cũng nên tránh ăn quá no để ảnh hưởng đến quá trình Thiền tập.

Đến với hành trình Thiền, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực không ngờ. Với những chia sẻ trên, Thiền Kim Tự Tháp hy vọng đã mang lại cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Chúc bạn chăm chỉ hành Thiền mỗi ngày để có một sức khỏe tốt cùng một tinh thần vui vẻ.

Nếu có bất cứ thắc mắc về hành trình Thiền Định cũng như các khóa học Thiền, đừng chần chừ liên hệ với chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận