Cơ thể con người muốn tồn tại và phát triển thì cần phải được tiếp nạp nguồn dưỡng chất, cụ thể ở đây chính là lương thực thực phẩm.
Sau khi thực ăn được đưa vào cơ thể, thì hệ thống tiêu hóa lúc này sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình, chính là tiêu hóa thức ăn, biến chúng thành nguồn dưỡng chất mà cơ thể có thể sử dụng được, sau đó tạo nên nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Tham gia vào hệ thống tiêu hóa có rất nhiều cơ quan khác nhau: Miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Hệ tiêu hóa của con người giúp tiêu hóa thức ăn, biến chúng thành nguồn dưỡng chất mà cơ thể cần
Miệng:
Đây được xem là bộ phân đầu tiên của hệ tiêu hóa, phần thức ăn sẽ đi từ miệng vào trong cơ thể.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì hệ tiêu hóa sẽ thực hiện chức năng của mình ngay khi thức ăn được đưa vào miệng. Sau đó miệng sẽ tiến hành chia thức ăn thành nhiều miếng nhỏ để dễ dàng cho việc tiêu hóa. Phần nước bọt sẽ giúp trộn thức ăn để phân hủy thành các chất đơn.
Họng:
Phần tiếp theo nối liền với miệng chính là họng, thức ăn sẽ từ họng để được di chuyển xuống phần thực quản.
Thực quản:
Có dạng hình ống, sẽ nối liền phần họng cho tới bao tử. Thức ăn sẽ men theo thực quản để di chuyển xuống dạ dày thông qua các đợt nhu động.
Điểm nối giữa thực quản và dạ dày được gọi là còng thực quản, ở vị trí này sẽ thực hiện chức năng như một cái van giúp cho thức ăn không bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Dạ dày:
Hình dạng giống như một cái túi dùng để chứa thức ăn, được cấu tạo bởi nhiều cơ khỏe.
Thức ăn khi xuống dạ dày không chỉ được lưu dữ mà còn được trộn lẫn lại cùng với axit và enzyme, chúng sẽ giúp thủy phân, biến thức ăn thành dạng lỏng để đưa đến ruột non.
Ruột non:
Bộ phận này là nơi quan trọng trong hệ tiêu hóa, với đoạn ống dài khoảng 6 mét.
Thức ăn từ dạng lỏng hoặc bột nhão đi từ dạ dày xuống ruột non vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các loại enzym.
Bên cạnh đó con có một số cơ quan hỗ trợ cho dạ dày và ruột non như tuyến tụy, gan, túi mật.
Đại tràng:
Có độ dài từ 1,5m đến 1,8m.
Chất thải còn lại trong quá trình tiêu hóa và phân sẽ đưa xuống đại tràng.
Ban đầu những chất này sẽ ở dạng lỏng, sau đó sẽ được lấy nước tạo thành dạng rắn.
Trực tràng:
Phần nối giữa đại tràng và hậu môn, với chức năng nhận phân và tác động lên dây thần kinh, lúc này cơ thể sẽ có cảm giác muốn đi đại tiện.
Hậu môn:
Vị trí cuối cùng trong hệ thống tiêu hóa, với chức năng đựng và thải phân ra bên ngoài, hơn nữa sẽ tạo ra dịch nhầy giúp phân dễ dàng rời khỏi cơ thể.
Ung thư dạ dày là một căn bệnh thường gặp
Một vài vấn đề thường xảy ra với hệ tiêu hóa:
Chức năng của hệ tiêu hóa là tạo ra năng lượng cho cơ thể, do đó ruột đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tiêu hóa.
Một số bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm đại tràng, bệnh trĩ, rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, …