Tỷ lệ Phi không chỉ đi qua cuộc sống của con người, mà còn thông qua toàn bộ tất cả các cấu trúc hữu cơ đã từng được biết. Bạn có thể tìm thấy điều này ở loài bướm (Hình.7-34) hoặc chuồn chuồn (Hình.7-35), trong đó mỗi đoạn rãnh nhỏ được cân đối với tỷ lệ phi. Chiều dài giữa các bộ phận của chuồn chuồn tạo thành tỷ lệ phi. Người vẽ minh họa này đang tập trung vào một vị trí, nhưng bạn cũng có thể nhìn vào vị trí có khúc quanh nhỏ ở chân, chiều dài và chiều rộng của cánh, kích thước của đầu nếu so với chiều rộng và chiều dài của nó. Bạn có thể tiếp tục và tiếp tục, và bạn sẽ tiếp tục tìm ra tỷ lệ phi mọi nơi bạn nhìn thấy.

Hình.7-34. Tỷ lệ Phi trong loài bướm

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Nhìn vào bộ xương ếch này (Hình.7-36) và xem từng chiếc xương có tỷ lệ phi như thế nào, giống như trong cơ thể người.

Cá, tôi nghĩ, thực sự đáng kinh ngạc, bởi vì cá trông không giống như có bất kỳ tỷ lệ phi nào nhưng khi bạn phân tích chúng thì sẽ ra tỷ lệ phi ở vị trí rất đặc biệt (Hình.7-37).

Ở phép đo phổ quát khác bạn sẽ thấy, như tôi đã nói trước đây, con số 7,23 cm, bước sóng của vũ trụ. Bạn sẽ thấy bước sóng này ở khắp cơ thể, chẳng hạn như khoảng cách giữa cặp mắt; nhưng tỷ lệ phi xuất hiện thường xuyên hơn bất kỳ con số nào khác.

Tôi sẽ sớm cho bạn thấy Tòa nhà Ai Cập mà Lucy Lamy đã tái thiết chỉ bằng cách đo một mảnh vụn nhỏ. Đây là cách mà cô ấy đã thực hiện điều đó: Khi Lucy biết kích thước của mảnh đầu tiên, cô ấy biết rằng mọi hình dạng sau đó sẽ liên quan đến mảnh này theo tỷ lệ phi.

Tỷ lệ phi được sử dụng để xây dựng những ngôi chùa tại Nhật Bản (Hình.7-38). Khi thiết kế và xây dựng cấu trúc này, họ đo lường cẩn thận từng khoảng cách một để phù hợp với những đường nối khác nhau, và họ cũng đo lường thật cẩn thận nơi đặt mỗi tấm ván – để nó có thể đối xứng và hình thành những mối liên hệ quan trọng. Tôi chắc chắn nếu ai đó đã từng kiểm tra thì họ sẽ thấy rằng kích thước của cửa ra vào, cửa sổ và có lẽ mọi chi tiết nhỏ đều dựa trên tỷ lệ phi hoặc hoặc những dạng hình học linh thiêng khác.

Những kiến trúc cổ điển khác trên thế giới cũng sử dụng các nguyên tắc tương tự. Đền Parthenon của Hy Lạp trông thật sự khác nếu so với ngôi chùa Nhật Bản này, nhưng đền Parthenon cũng là đại diện cho thuật toán tương tự. Và Đại Kim Tự Tháp trông rất khác nếu so với một trong hai công trình kiến trúc đó, nhưng nó cũng thể hiện những phép toán giống vậy và còn nhiều hơn thế. Điều tôi đang nói là: Não trái của bạn có thể hiểu và sử dụng những phép toán này nhưng nó hoàn toàn không cản trở sự sáng tạo. Nó được sử dụng để nâng cấp mọi thứ lên thêm nhiều cấp độ.

 

Hình.7-38. Đền Yakushiji

Để lại một bình luận