Khi phát hiện ra điều này, tôi nghĩ rằng: “Chúng ta có những dạng hình học này xuất hiện bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Một trong những điều mà các thiên thần nói, điều mà tôi thật sự quan tâm, đó là cơ thể con người là thước đo của vũ trụ, hoàn toàn có thể đo lường được mọi thứ trong vũ trụ, được xác định từ cơ thể chúng ta và từ các trường năng lượng xung quanh chúng. Tỷ lệ phi dường như là một chủ đề vô cùng quan trọng đối với Mason, và vì anh ấy, tôi muốn xem tỷ lệ phi ở góc nào trong cơ thể con người.
Tôi đã khám phá ra và tất nhiên những người khác cũng đã khám phá ra nó. Nhận thấy trong Hình 7-29, hình vuông này chạy xung quanh cơ thể như trong bản vẽ của Leonardo.Và đường thẳng chia đôi hình vuông là đường thẳng ở giữa cơ thể con người. Cũng lưu ý rằng đường thẳng b không chỉ là đường chéo của ½ hình vuông, mà cũng là bán kính của hình tròn.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Hình.7-29. Tỷ lệ Phi trong cơ thể con người
Bây giờ, nếu quan tâm đến toán học, hãy xem Hình 7-30, điều này chứng minh rằng tỷ lệ phi được tìm thấy trong các trường năng lượng hình học xung quanh cơ thể. Có rất nhiều, nhiều mối liên hệ phi khác trong và xung quanh cơ thể.
Hình.7-30. Phép toán tỷ lệ Phi
Như bạn có thể thấy, tỷ lệ phi = ½ + √5/2. Nếu bạn đưa phương trình này vào máy tính thì sẽ thấy số phi siêu việt tiếp tục cho đến khi máy tính của bạn hết bộ nhớ.
Nhân tiện, tôi muốn nói với bạn điều này: Khi nghiên cứu hình học linh thiêng, bạn sẽ thấy rằng đường chéo là một trong những chìa khóa chính để trích xuất thông tin từ hình dạng của bạn.
Tôi tin rằng chính Đức Phật đã yêu cầu các đệ tử của Ngài quán sát rốn của họ. Tôi tìm thấy một quyển sách y khoa, mà các tác giả chắc hẳn cũng đã nghe lời Đức Phật, bởi vì họ đã nghiên cứu rất nhiều về rốn. Những gì hình học cho thấy là rốn nằm ở tỷ lệ phi, giữa đỉnh đầu và cuối bàn chân. Đây là những gì hầu hết quyển cuốn sách đã chỉ ra.
Các tác giả phát hiện ra rằng khi một đứa trẻ được sinh ra, chính là rốn! Chính xác là tâm hình học của cơ thể. Cả trẻ sơ sinh nam và nữ đều bắt đầu theo cách này; và khi chúng lớn lên, rốn bắt đầu di chuyển về phía đầu. Nó di chuyển lên đến tỷ lệ phi, sau đó tiếp tục di chuyển lên trên. Sau đó, nó quay trở lại bên dưới tỷ lệ phi, dao động trong những năm đầu hình thành nên cơ thể đứa bé. Tôi không biết là bao lâu, nhưng những chuyển động và vị trí xảy ra ở những độ tuổi cụ thể. Nó không bao giờ thực sự dừng lại tại tỷ lệ phi hoàn hảo ở cả nam lẫn nữ, nhưng nếu tôi nhớ không nhầm thì rốn của nam kết thúc ở trên một chút so với tỷ lệ phi và rốn của nữ ngay dưới đó một chút. Nếu lấy điểm trung bình của nam và nữ, bạn sẽ có tỷ lệ phi hoàn hảo. Vì thế nên mặc dù bức vẽ của Leonardo là của một người đàn ông, giả định rằng nó nằm tại tỷ lệ phi, nhưng tất nhiên là trong tự nhiên, nó sẽ không xảy ra y như vậy.
Da Vinci đã phát hiện ra rằng nếu bạn vẽ một hình vuông xung quanh cơ thể, thì đường chéo từ chân đến đầu ngón tay mở rộng, sau đó vẽ một đường song song từ rốn theo chiều ngang đến cạnh của hình vuông, đường kẻ ngang đó cắt đường chéo chính xác theo tỷ lệ phi (Hình.7-31), cũng như của đường thẳng đứng từ đầu đến chân. Giả sử nó ở điểm hoàn hảo đó, không cao hơn một chút đối với nữ hoặc thấp hơn một chút đối với nam, điều này có nghĩa là cơ thể con người được chia thành các tỷ lệ phi từ đỉnh xuống đáy. Nếu những đường thẳng này là nơi duy nhất trên cơ thể con người mà chúng ta có thể đặt tỷ lệ phi thì nó có thể trở thành một hiện thực thú vị. Nhưng sự thật là tỷ lệ phi nằm ở hàng ngàn nơi trên khắp cơ thể, và nó không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Dưới đây là một số vị trí có tỷ lệ phi rõ ràng trong cơ thể con người (Hình.7-32). Chiều dài của mỗi xương ở ngón tay có tỷ lệ phi so với xương tiếp theo, như trong hình vẽ bên dưới. Tỷ lệ tương tự xảy ra với tất cả các ngón tay và ngón chân của bạn. Đây là một mối quan hệ hơi bất thường vì một ngón tay dài hơn những ngón khác có vẻ như theo một cách tùy ý, nhưng tất cả các bộ phận trên cơ thể con người không phải được sắp xếp một cách tùy ý. Khoảng cách trên các ngón tay được đánh dấu từ A đến B đến C đến D đến E đều theo tỷ lệ phi, cũng như độ dài của xương đốt ngón tay, F đến G đến H.
Nếu bạn so sánh chiều dài của bàn tay với chiều dài của xương dưới cánh tay, nó có tỷ lệ phi, giống như chiều dài của xương cánh tay dưới so với xương cánh tay trên. Hoặc là lấy chiều dài của bàn chân đến xương cẳng chân, hoặc xương đó đến xương đùi,…. Tỷ lệ phi này được tìm thấy trong toàn bộ cấu trúc xương ở mọi vị trí và. Nó thường ở những nơi có vật gì đó uốn cong hoặc đổi hướng. Cơ thể cũng thực hiện điều đó thông qua kích thước tương xứng của bộ phận này với bộ phận khác. Nếu như nghiên cứu điều này, bạn sẽ liên tục ngạc nhiên. Hình 7- 33 là một cách khác để hiển thị tỷ lệ phi. Bạn tạo ra một đường cong để có thể thấy cách một đường cong được liên kết với một đường cong khác và bạn có thể quan sát thấy tất cả các tỷ lệ phi trên cơ thể con người. Nó đến từ Sức mạnh của giới hạn được viết bởi Gyorgy Doczi. Tôi đánh giá rất cao quyển sách của Gyorgy. Chú ý rằng trên người đàn ông này, anh ta vẽ đường thẳng để cho rốn cao hơn một chút vị trí đặt tỷ lệ phi thực tế. Anh ấy biết về điều đó, và rất ít người hiểu được nó.
Tôi muốn nói về bức tượng Hy Lạp này. Người Hy Lạp đã nhận thức rõ về tỷ lệ phi. Người Ai Cập và nhiều nền văn minh thời cổ đại cũng vậy. Khi họ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật như thế này, họ đang sử dụng đồng thời cả 2 bán cầu não. Họ đang sử dụng não trái để đo lường rất cẩn thận. Tất cả mọi thứ phải được thực hiện hết sức cẩn thận, không phải qua loa hay đại khái. Họ đã đo lường để đảm bảo rằng mọi thứ đều chính xác về mặt toán học theo tỷ lệ phi. Để sáng tạo như cách họ muốn, những con người nghệ thuật này cũng sử dụng não phải của mình. Họ có thể thể hiện bất kỳ biểu cảm nào trên khuôn mặt và để bức tượng cầm bất kỳ thứ gì hay làm bất kỳ điều gì họ muốn. Người Hy Lạp đã kết hợp cả não trái và não phải.
Khi người La Mã đến và chiếm Hy Lạp, người La Mã hoàn toàn không biết gì về hình học linh thiêng. Họ đã thấy nghệ thuật rất đáng kinh ngạc của người Hy Lạp và cố gắng sao chép nó, nhưng nếu bạn so sánh nghệ thuật Hy Lạp với nghệ thuật La Mã sau khi họ chinh phục Hy Lạp, thì nghệ thuật La Mã có vẻ như được thực hiện bởi những con người nghiệp dư. Mặc dù những người nghệ sĩ La Mã thực sự rất giỏi nhưng họ không biết phải đo lường mọi thứ như thế nào – Để tạo nên một cơ thể hoàn hảo, trông như thật.