Cây Thiền Liền hay còn được gọi là cây địa liền là cây thuốc nam. Trong y học cổ truyền, chúng được dùng để chữa các bệnh xương khớp, bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu đặc điểm, công dụng và bài thuốc quý từ loại dược liệu này.
Một số đặc điểm của cây thiền liền
Cây thiền liền còn được gọi với rất nhiều loại tên khác như địa liền, tam nại, sơn nại, sa khương. Tuy nhiên chúng được biết nhiều hơn dưới tên gọi địa liền và thiền liền. Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, không có thân và thuộc họ Gừng.
Phần lá cây hình bầu dục gần tròn, thóp hẹp lại ở phần cuống, gồm có 2 đến 3 lá, có bẹ và mọc xòe trên mặt đất. Phần mặt lá nhẵn, dưới lá có lớp lông mịn. Cụm hoa của cây mọc ở nách lá, không có cuống và chúng có màu trắng pha tím. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 9.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Đặc điểm nhận dạng của cây thiền liền
Phần thân rễ có nhiều củ nhỏ mọc nối tiếp nhau và có dạng hơi tròn hình trứng với nhiều vân ngang. Ban đầu người chưa quen nhìn chúng khá giống củ gừng. Cây có mùi thơm và vị nồng.
Cây được trồng ở rất nhiều vùng ở nước ta. Chúng thường được thu hoạch vào mùa đông xuân. Sau khi thu hoạch, củ sẽ được thái miếng mỏng và phơi khô.
Những tác dụng chính của cây thiền liền
Thiền liền từ lâu đã có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian. Theo Đông y, cây có tính ấm, vị cay chúng có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, tán hàn, tiêu thực và trừ thấp. Nước chiết từ củ có công dụng lợi trung tiện, hạ đờm. Không chỉ đông y mà ngày nay y học hiện đại cũng đã chỉ ra những tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt của chúng.
Thiền liền không chỉ được ứng dụng rỗng dãi trong y học Việt Nam mà còn được rất nhiều quốc gia khác sử dụng. Điển hình như ở Trung Quốc, người dân dùng chúng để điều trị các bệnh thực trệ khí trướng, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau răng…
Ở Philippines, thiền liền sắc lấy nước để chữa sốt rét, ăn uống khó tiêu. Phần lá được người dân đem giã nát rồi xào nóng và đắp lên xương khớp để chữa tê thấp.
Ở Malaysia, người ta dùng chúng để chữa lở loét, cao huyết áp và bệnh hen suyễn. Hoặc dùng phần lá và thân rễ nhai và ngậm chữa ho, đau họng.
Ngoài ra, loại dược liệu này còn được sử dụng để chế nước hoa, mỹ phẩm, các chất điều hương trong thực phẩm.
Địa liền có tác dụng tốt trong giảm đau, chống viêm và hạ sốt.
Một số bài thuốc quý từ cây thiền liền
Cây thiền liền có rất nhiều tác dụng. Một số bài thuốc quý từ loại dược liệu này có thể kể đến như:
Bài thuốc để chữa cảm sốt nhức đầu
Sử dụng thân rễ thiền liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g. Tất cả loại nguyên liệu đem nghiền mịn và làm viên uống. Chúng sẽ giúp hạ sốt và giảm đau đầu.
Bài thuốc giúp điều trị tiêu hóa kém, đầy bụng
Cách 1: Sử dụng 4 đến 8g thiền liền sắc lấy nước rồi uống. Ngoài ra bạn cũng có thể tán bột thân rễ thiền liền và uống.
Cách 2: Sử dụng thiền liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, các vị liều lượng bằng nhau đem tán thành bột. Trộn hồ và làm thành viên to bằng hạt ngôi. Mỗi ngày uống 10 viên, ngày uống 2 đến 3 lần.
Bài thuốc trị bệnh ho gà
Chuẩn bị 300g thiền liền, lá chanh 300g, tang bạch bì tẩm mật ong 1000g, rau sam tươi 1000g, rau má tươi 1000g, lá tía tô 500g, đường kính vừa đủ. Tất cả nguyên liệu cho vào nấu với 12 lít nước. Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn khoảng 4 lít, rồi cho vào lọ thủy tinh, cho thêm đường để sử dụng.Với trẻ nhỏ mỗi ngày uống khoảng 15-30 ml.
Hình dáng của cây thiền liền
Bài thuốc trị ăn uống khó tiêu, đau thần kinh tọa, đau dạ dày
sử dụng 20g thiền liền và 10g quế chi đem tán thành dạng bột. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 gram.
Bài thuốc chữa đau nhức răng, đau mỏi gân cốt, đau lưng
Dùng rượu ngâm thân rễ thiền liền riêng lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như huyết giác, địa niên kiện, đại hồi, quế chi…để xoa bóp, chữa đau nhức xương khớp, tê phù hoặc ngậm chữa đau nhức răng, lưu ý không được uống.
Cây thiền liền là một loại dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trong y học. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như công dụng của chúng.