Ngày nay, Thiền đã thành một phần không thể thiếu của đại bộ phận con người từ các nước Phương Tây lẫn Phương Đông. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc Thiền là gì? Thiền có giá trị như thế nào đối với cuộc sống và người luyện tập? Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích về thiền định dựa trên Pháp Thiền của Đức Phật.

Hãy Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền là gì?

Thiền là gì? Hiểu về pháp môn thiền trong Phật Pháp

Thiền là gì? Nếu nói theo suy nghĩ của con người hiện nay thì thiền là phương pháp duy nhất để tìm về với đất trời thiên nhiên. Thiền là con đường để chúng ta giảm căng thẳng, mệt mỏi, rèn luyện thể lực, trí lực.

Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc thiền là gì trong Phật Pháp? Thiền là phương pháp cốt lõi của nhà Phật, là phương hướng độc nhất đưa người thực hành vượt khổ ải, sầu não và phân ưu….

Khởi nguyên của thiền là sự giác ngộ, Đức Phật đã mất đến 6 năm khổ hạnh chỉ để tìm ra chân lý bên ngoài và thất bại. Nhưng sau đó, Ngài đã từ biệt các vị thầy, ngồi dưới gốc cây và áp dụng phương thức thiền Hơi Thở. Đức Phật hướng sự “quán chiếu” vào trong Linh Hồn của mình và tìm ra giác ngộ của cuộc sống.

Như vậy, thiền là gì, hiểu đơn giản là thân tâm của người hành thiền trở nên “an lạc – tịnh tâm – hạnh phúc – giác ngộ. Và Thiền chỉ có một phương pháp duy nhất đó là: Anapanasati – Quan Sát Hơi Thở…

Thiền định trong Phật Pháp là gì?

Bạn đã nghe nhiều về thiền định trong Pháp Phật. Thiền có nghĩa là Tâm Trí Trống Không. Và để đạt được trạng thái này, bạn hãy hòa làm một cùng Hơi Thở…

Thiền định hơi thở:

Thiền định hay còn gọi là thiền quan sát hơi thở, theo ngôn ngữ nhà Phật là Ana – Apana – Sati. Đây là phương pháp chú ý vào đối tượng hơi thở để tâm trí luôn trong trạng thái tĩnh lặng.

Thiền chỉ là chú ý vào hơi thở, tĩnh tâm thúc đẩy các giác quan cảm nhận sự hiện hữu của vạn vật. Người thiền tập đạt đến cảnh giới của giác ngộ khi tâm trí được thanh lọc, giải phóng mọi ưu phiền và trở nên trống không…

Thiền định – Ana – Apana – Sati là sự giác ngộ của bản thân

Thiền là gì, thiền định là gì đã được chúng tôi giản nghĩa dựa trên Phật Pháp. Tiếp theo, để bước chân vào thiền định bạn chỉ cần thực hành, thực hành và thực hành.

Thiền định là nhìn vào sâu bên trong để thấu được bản chất thật sự của mọi vật.  Hành thiền này sẽ giúp người thực hiện trở nên thông tuệ, không bị lệ thuộc vào các tác động bên ngoài. Như vậy, thiền định để người thực hành thiền đạt đến cảnh giới nhất tâm và tuệ hạnh.

Anapanasati – Thiền định được nhiều người lựa chọn

Vai trò của thiền định với sức khỏe toàn diện của người tập

Vai trò của thiền là gì với sức khỏe của người luyện tập? Nó tác động động tích cực ở cả 2 khía cạnh cơ thể và tâm trí của con người. Chi tiết gồm:

Vai trò thiền với cơ thể

Thông qua quá trình quán chiếu cơ thể khi thiền, bạn đủ khả năng để cảm nhận hơi thở hiệu quả hơn. Điều này tạo tiền để để bản thân người thiền tập yêu thương chính mình, phát triển sức mạnh nội lực.

Thiền kích thích cơ thể sản xuất serotonin, để tinh thần luôn vui vẻ, hạnh phúc. Thiền còn giúp cơ thể nghỉ ngơi, tăng cường miễn dịch, giảm huyết áp, giảm đau….

Thiền giúp kết nối chính mình, nuôi dưỡng tâm thức

Thiền và tâm trí

Thiền là phương pháp tập trung hướng suy nghĩ đến hơi thở nên giúp não bộ thư giãn, hanh thông. Thiền kết nối với vạn vật để nhận ra sự tồn tại của bản thân từ đó có suy nghĩ, tư duy tích cực và yêu đời hơn.

Thiền là gì, một câu hỏi chỉ những người đã và đang hành thiền mới biết đáp án chính xác. Thế nhưng, dù như thế nào thì thiền đem đến muôn vàn lợi ích cho sức khỏe lẫn tinh thần và đời sống tâm linh của bạn. Do đó, hãy cố gắng rèn luyện thiền tập mỗi ngày để nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc.