Bộ môn thiền thu hút nhiều người từ giới trẻ đến người lớn tuổi theo học. Thiền giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tinh thần, thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn cũng có thể làm được điều này khi bắt đầu từ những bài tập cơ bản tại nhà vừa đơn giản, đúng và chính xác sau đây.

Khởi động toàn bộ cơ thể trước khi thiền tập

Hãy Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Trước khi luyện những bài tập cơ bản, bạn hãy chọn một không gian tĩnh lặng. Thực hành thiền ngoài trời, nơi có không khí trong lành và tắt hết các thiết bị điện thoại, tivi để không bị phân tâm khi tập.

Khởi động cơ thể để chuẩn bị cho những bài tập cơ bản của bộ môn thiền

Những động tác vận động nhẹ nhàng và đơn giản sẽ giúp cơ thể thư giãn và tăng khả năng tập trung. Các bài tập khởi động thiền cơ bản gồm:

  • Đảo liên tục 2 mắt thành nhiều vòng.
  • Kéo tai lên xuống thật nhẹ nhàng.
  • Bóp nhẹ phần lông mày bằng 2 ngón tay.
  • Day nhẹ 2 bên thái dương và toàn bộ hàm.

Những bài tập cơ bản – Tư thế ngồi thiền

Bạn không cần quan tâm đến việc ngồi thiền ở trên ghế, đệm mà chỉ nên chọn nơi thoải mái nhất. Lúc này, bạn có thể tập một trong các tư thế ngồi thiền được gợi ý bên dưới:

Chọn tư thế ngồi thiền thoải mái nhất

  • Thiền xếp bằng: Người thực hiện cần ngồi hơi thẳng lưng, hai bàn tay đan vào nhau và “đặt ngửa” trên chân đang xếp bằng.
  • Thiền bán già: Đây là những bài tập thiền cơ bản được nhiều người lựa chọn. Bạn lấy một chân gác lên đùi của chân còn lại, 2 tay thả lỏng và đặt chính giữa hoặc trên đầu gối.
  • Thiền kiết già: Thiền kiết già là tư thế chuẩn nhất của bộ môn thiền. Dùng tay nấm chân phải và đặt phần đùi lên chân trái rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. Tư thế này khá khó nên với người mới bắt bắt đầu hãy áp dụng 2 cách ngồi thiền trên trước một thời gian để cơ thể làm quen.

Hít thở cơ bản cho người mới học thiền

Hít thở là bài tập đóng vai trò quan trọng trong thiền định. Nên ngay từ lúc làm quen những bài tập cơ bản bạn nên chú tâm vào cách hít thở.

Hít thở đúng cách và giữ tâm trí không bị sao nhãng

Hãy để hơi thở thật tự nhiên thay vì gượng ép để bản thân cảm nhận chính hơi thở phát ra từ cơ thể. Một số bài tập thở “pranayama” rất tốt khi thực hành thiền gồm:

  • Tay phải gập 2 ngón trỏ và giữa lại với nhau, ngón út và áp út nhấn vào mũi trái và ngón cái đưa vào phải.
  • Nhấn ngón cái và mũi phải, hít thở ở bên trái một cách chậm rãi.
  • Nhấn nhẹ nhàng vào mũi trái và hít thở ở mũi phải, cứ thế luyện thêm nhiều lần để quen với bài tập.
  • Sau đó, nhắm mắt lại và quan sát hơi thở tự nhiên trên cánh mũi…

Cảm nhận thiền bằng tiềm thức

Khi đã thực hiện đúng những thao tác cơ bản về thiền hít thở bạn sẽ luôn trong trạng thái thở sâu. Cơ thể và tâm trí của bạn luôn thư thái, thoải mái và rất an tĩnh.

Thiền chánh niệm để tâm trí và cơ thể thả lỏng

Bước tiếp theo, bạn cần luyện bài tập ý thức, sự chú ý khi thiền định hay còn gọi là “chánh niệm trong tĩnh lặng”. Để làm được điều này, bạn hướng suy nghĩ của mình đến khoang mũi, cảm nhận hơi thở đang đi từ mũi và thoát ra khỏi mũi

Giữ sự chú ý này càng lâu càng tốt, nếu bị thoát ra cần mang tâm trí về lại đúng trạng thái ban đầu cùng với hơi thở tự nhiên. Khi bắt đầu thiền tập, tâm trí bị phân tâm là chuyện bình thường vì thế bạn đừng quá khắt khe diễn khiến “lầm đường lạc lối”.

Kết thúc những bài tập cơ bản cho người mới nhập môn thiền

Các tư thế kết thúc thiền cũng cần thực hiện cho chính xác và đầy đủ để giảm các tác hại lên cơ thể. Sau khi thực hành hết những bài thiền cơ bản, bạn đứng dậy nhẹ nhàng, mắt mở thật chậm rãi.

Những động tác cuối buổi thiền định bạn đừng quên sau đây:

  • Khi ngồi thiền đúng tư thế bạn sẽ thấy tê chân, mỏi nhừ nên hãy kéo giãn cơ bắp chân trước khi đứng dậy.
  • Thả lỏng tâm trí và suy nghĩ những điều tích cực.
  • Mỉm cười nhẹ nhàng sau buổi thiền hoặc để chào ngày mới năng động

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn những bài tập cơ bản tại nhà dành cho người mới bắt đầu học thiền. Đây là cuộc hành trình dài mà mỗi người cần rèn luyện, kiên trì theo đuổi để vượt qua giới hạn của bản thân. Nếu làm được điều này đồng nghĩa cuộc sống của bạn sẽ cân bằng, tràn đầy năng lượng sống hơn.