Theo truyện Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân đã viết rằng kiếp trước của nhân vật Đường Tăng chính là Kim Thiền Tử – đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai (Thích Ca Mâu Ni Phật). Bạn hãy cùng tìm hiểu về nhân vật này và ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng trong bài viết sau nhé!

Kim Thiền Tử – Đệ tử được Đức Phật Thích Ca yêu quý nhất là ai?

Xem thêm Phương pháp Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Kim Thiền Tử là ai?

Theo lịch sử, Đức Phật Thích Ca chỉ có duy nhất một đệ tử thứ hai là Mục Kiền Liên và trong số các đệ tử còn lại cũng không có người nào tên là Kim Thiền Tử. Vậy Kim Thiền Tự trong truyện Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân là ai?

Như các bạn đã biết, truyện Tây Du Ký bao gồm cả những nhân vật huyền thoại như Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu, Lão Quân, các chư Phật và Bồ Tát Quan Âm và một số nhân vật lịch sử như vua Đường Thái Tông, các danh tướng thuộc nhà Đường,… Mặc dù họ đều là những nhân vật lịch sử, huyền thoại nhưng những câu chuyện về họ đều rất chi tiết và rõ ràng, một số thông tin vẫn xuất hiện ở các thư tịch cổ.

Mời bạn lắng nghe Bài Thiền Dược Sư chữa bệnh:

Ngay cả 3 đầu đệ của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng cũng không hẳn là nhân vật hư cấu theo trí tưởng tượng của tác giả mà họ đều có bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Nhưng đặc biệt, câu chuyện về kiếp trước của Đường Tăng lại là hư cấu, khác với lịch sử. Phải chăng tác giả Ngô Thừa Ân muốn nói với người đọc, người xem rằng cái tên Kim Thiền Tử chỉ là ngụ ý riêng của ông?

Ý nghĩa của tên gọi Kim Thiền Tự

Ý nghĩa tên gọi tiền kiếp của Đường Tăng

Trong tiếng Hán, “Kim Thiền” có ý nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong câu “Kim thiền thoát xác”- Con ve sầu lột xác. Khi “Kim Thiền” thoát xác thăng thiên thì đấy chính là lúc viên mãn trở về. Có thể nói Đường Tăng như một nguyên thần bị kìm hãm trong nhục thân cũng giống với hình ảnh viên kim cương bị mắc trong bùn.

Kim cương dù rơi vào bùn lầy thì vẫn là kim cương, vẫn toả sáng và thánh khiết nhưng ánh sáng của chúng sẽ bị che lấp bởi bùn lầy. Bởi vậy cho nên con người vẫn luôn là trân quý, là anh linh của mọi vật, chỉ có con người mới có thể tẩy sạch bùn nhơ, tự mình tu luyện như viên kim cương thần thánh.

Một con người bình thường sau tuổi lâm chung thì họ vẫn tiếp tục trầm luân trong cõi luân hồi. Tùy theo nghiệp đã tạo và các loại duyên nợ mà họ sẽ phải chuyển sinh, sống trong kiếp khác với chiếc áo nhục thân mới. Nói một cách ẩn dụ con người như viên kim cương, nó chỉ chuyển từ vũng bùn này sang vũng bùn khác mà chưa thể siêu thoát ra ngoài.

Thầy trò Đường Tăng

Thân nhẹ thì sẽ được thăng lên còn thân nặng nề sẽ chịu cảnh rơi xuống. Nguyên thần của người thường thường sẽ nặng nề do chịu nhiều nghiệp lực, các loại dục vọng nên họ cứ mãi trầm luân ở nơi trần gian. Nhưng đối với một nhà tu hành thì khác, họ sẽ luôn luôn, không ngừng tẩy tịnh thân tâm của mình, đạt đến cảnh giới cao nhất là đắc đạo. Có thể nói, đây chính là một trong những ngụ ý của cái tên Kim Thiền Tử mà tác giả đặt cho Đường Tăng.

Trong đoạn cuối của truyện Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân kể rằng Đường Tăng đã phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần gian khi đến Linh Sơn. Sau đó, Đường Tăng qua bến đò Lăng Vân để thoát thai hoán cốt, rũ bỏ toàn bộ xác phàm và mang cái thân thuần tịnh của mình đến gặp Phật Tổ Như Lai.

Bên trên là những chia sẻ về Kim Thiền Tử – Tên gọi kiếp trước của Đường Tăng trong tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. Mong rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin thú vị và bổ ích nhất về ý nghĩa tên gọi tiền kiếp của nhân vật Đường Tăng.

Để lại một bình luận