Thiền Viện Thường Chiếu một trung tâm Thiền học lớn thuộc dòng Thiền Trúc Lâm tại Việt Nam. Không chỉ là nơi đào tạo các tăng ni, Phật tử đây còn là điểm đến tham quan của những người theo đạo Phật. Không khí nơi đây vô cùng thoáng mát và trong lành vì ở đây có nhiều cây xanh. Chúng ta cùng tìm hiểu nhiều hơn về Thiền viện này.

Sự ra đời của Thiền Viện Thường Chiếu

Thiền Viện Thường Chiếu được xây dựng vào năm 1974 do Hòa Thượng Thích Thanh Tứ khởi xướng ở cuối thế kỷ XX. Đây là một trung tâm Thiền học phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Sự ra đời của Thiền viện đã góp phần đa dạng Phật giáo ở Việt Nam.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Khung cảnh Thường Chiếu Thiền viện từ trên cao

Thiền viện tọa lạc ở giữa cây số 76-77 trên quốc lộ 51, vị trí này cách thành phố Biên Hòa, Đồng Nai khoảng 44km, cách trung tâm thị trấn Long Thành 14km. Thiền viện được đặt tên theo tên của một danh sư đời Lý. Môn phong của vị sư này đã được phát triển rất rực rỡ sau đó chuyển tiếp thành Thiền Trúc Lâm Yên Tử vào đời nhà Trần.

Vào những năm 1973-1974 hai phật tử ở Cát Lợi đã cúng dường 52 mẫu đất thuộc xã Phước Thái, Long Thành cho Hòa Thượng Thích Thanh Tứ lập Thiền Trang. Tháng 10/1974 một ngôi chùa được lợp bằng lá tàu vách đất được cất lên, và Hòa thượng Đắc Huyền chính là trụ trì của đầu tiên của Thiền viện. Đến tháng 4/1986 chánh điện Thường Chiếu được hoàn thành và khánh thành vào ngày 15/4. Sau đó khu ngoại viện cũng được mở rộng và đến năm 1998 thì tiến hành trùng tu tổ đường.

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Thiền Viện Thường Chiếu đã trở thành một ngôi chùa thanh thoát rợp mát cây xanh, tôn nghiêm và sạch sẽ. Ai đã từng một lần đến với Thiền viện thì không thể nào quên được hình ảnh sừng sững trang nghiêm của chánh điện giữa hai hàng dương xanh mượt. Từ ngoài cổng nhìn vào đã thấy được sự thanh tịnh của một ngôi chùa bậc nhất Việt Nam.

Giờ lên trai đường của các Thiền sư

Đường lối tu thiền tại viện Thường Chiếu

Đường lối tu Thiền của viện Thường Chiếu là do Hòa thượng Thích Thanh Tứ chủ trương hướng dẫn. Hòa thượng không tu theo các tông phái chi nhánh Thiền Tông Trung Hoa như tông Tào Động, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Mà Thiền sư kết hợp 3 mốc quan trọng của dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam là:

  • Mốc thứ nhất: Nhị Tổ Huệ Khả 494-601 tổ sư thứ 2 của Trung Hoa, “biết đường vào”, chính là “biết vọng không theo”. Khi nào đoạn hết các duyên thường biết mà nói không thể đến chính là đạt được kết quả.
  • Mốc thứ 2: Lục Tổ Huệ Năng ( 638 -713): “Chẳng biết bản tâm học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm mình, gọi là Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật…”. Sáu căn không vướng mắc đến 6 trần là hướng tới chân tu.
  • Mốc thứ 3: Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308) – Hữu cú vô cú: Không vọng tưởng chạy theo ngoại trần, không tâm hư ảo sanh diệt, có tâm hằng giác hằng tri, bất sanh bất diệt sẽ giải thoát sanh tử của người tu Phật.

Khuôn viên xanh mát của Thiền viện

Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã hòa hội và ứng dụng tu hành của ba vị Tổ sư này để tạo thành phương pháp tu Thiền ở các thiền viện:

  • Vọng tưởng là hư ảo, nên biết vọng không theo.
  • Tâm là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ, đối cảnh không tâm.
  • Đối đãi là không thật nên không kẹt hai bên.
  • Giả là luân hồi, thật là giải thoát nên hằng sống với cái thật không theo cái giả.

Thiền Viện Thường Chiếu một Thiền viện có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam. Là nơi theo học của các Thiền sư với lối tu Thiền rõ ràng, riêng biệt được dung hợp từ Pháp tu của 3 vị tổ sư: Nhị Tổ Huệ Khả, Lục Tổ Huệ Năng và Sơ Tổ Trúc Lâm.

Để lại một bình luận