Thiền giác ngộ là trạng thái mà tu hành giả đạt được khi nhìn rõ được bản chất của các sự vật. Đồng thời tâm được giải thoát, an lạc và không còn khổ đau bởi những dục niệm trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để thực hiện thiền đạt đến cảnh giới giác ngộ? Khi tu hành giả giác ngộ thành công từ thiền thì sẽ có những lợi ích gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp qua những thông tin sau, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền giác ngộ là trạng thái cao nhất mà các tu hành giả hướng đến

Tìm hiểu những thông tin về Thiền giác ngộ là gì?

Thiền là một trong những pháp môn cơ bản của Phật giáo. Con người sẽ tìm được chính mình nhờ giáo pháp này. Khi phải đối mặt với nhiều nỗi lo trong cuộc sống, nhiều người thường tìm đến Thiền của Phật giáo để mang lại sự an nhiên trong tâm hồn và cầu mong những điều tốt đẹp về sức khỏe.

Trong góc độ khoa học, người ta đã chỉ ra được rằng Thiền Định giúp mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, thể xác cho con người. Tuy nhiên, dưới góc độ phật pháp thì mục đích hướng đến khi Thiền Định chính là Giác Ngộ.

Thiền là sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh nội tâm và thiên nhiên, giữ tâm thanh tịnh và loại bỏ những dục niệm. Thông qua Thiền Định, giảm bớt bệnh tật và giải thoát khỏi những đau khổ, phiền não.

Thiền Định gồm có 2 phần là Chỉ và Quán, tu hành giả có thể áp dụng xen kẽ hoặc lựa chọn một phương pháp để ngồi Thiền.

Phương pháp Thiền Chỉ trong ngồi Thiền

Đây là phương pháp chỉ sự quên lãng, dừng lại những vọng tưởng, dục niệm của con người để chú tâm vào một đối tượng nào đó khi tu hành. Lúc này tâm sẽ an lạc tinh tế, nhẹ nhàng và giải thoát khỏi những phiền não, khổ đau trong cuộc sống.

Làm thế nào để có thể giác ngộ thành công khi ngồi Thiền?

Thiền giác ngộ theo phương thức chỉ thành công khi người tu hành loại bỏ được những dục niệm trong tâm. Thân tâm luôn cảm thấy an lạc, thú vị và không ẩn chứa những điều bất thiện, nhất tâm và không còn ham muốn dục lạc.

Phương pháp Thiền Quán trong ngồi Thiền

Khác với thiền chỉ, Thiền Quán đòi hỏi tu hành giả phải nhìn kỹ, nhìn sâu để nhìn ra được bản chất của các sự vật bằng ánh sáng tuệ giác trong tâm của chính mình.

Thiền giác ngộ thành công khi người tu hành có chánh kiến riêng, thấy rõ nhân quả và nguyên do của các sự vật. Đồng thời thân tâm đạt tới trạng thái tự do, giải thoát, không còn phiền não, lo lắng sinh tử.

Yếu tố nào giúp tu hành giả đạt đến Thiền giác ngộ?

Thân vô thường nhưng tâm niệm không hề tầm thường. Tâm niệm sẽ âm thầm dời đổi và có nhiều phần với những dáng vẻ khác nhau. Có phần thô nhưng lại có phần tinh tế và mau lẹ hơn. Nhưng chúng ta lại rất khó để nhìn thấy những phần này nếu không có “sức định”.

Khi có “sức định” sâu, con người sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi trong tâm và quá trình sanh diện của nó. Nhờ việc nhanh chóng nhận ra những thay đổi này, chúng ta sẽ nhận ra được bản chất của các pháp và giác ngộ dễ dàng hơn. Tâm niệm con người gồm có:

  • Thô tâm: Phần tâm niệm này có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường bởi chúng sẽ được con người thể hiện ra bên ngoài qua các trạng thái cơ thể như: buồn, vui, nóng giận, căng thẳng,… Thực chất những trạng thái này đã được con người tích tụ dần cho đến một ngày quá nhiều không thể không bộc phát ra ngoài.

Cách để con người hướng đến Thiền giác ngộ thành công là gì?

  • Vi tế tâm: Con người sẽ không thể nhìn thấy phần tâm niệm này, kể cả những máy móc được áp dụng công nghệ hiện đại cũng không thể chẩn đoán. Vi tế tâm này chỉ có thể sử dụng “công phu miên mật, đạt được đại định” để nhìn ra.

Những phương pháp ứng dụng tăng hiệu quả Thiền giác ngộ

Giác ngộ là mong muốn đạt được của tất cả các tu hành giả khi tiến hành Thiền Định. Trong Phật giáo, có rất nhiều phương pháp để tăng giác ngộ cho con người như:

  • Thiền minh sát tuệ: Dùng trí tuệ của bản thân để nhìn ra được bản chất của các pháp và dẫn đến giác ngộ.
  • Thiền tứ niệm xứ: Niệm thân, niệm tâm, niệm thọ và niệm pháp để đưa đến kết quả mong muốn.
  • Niệm Phật: Niệm các câu trong kinh phật để tịnh tâm, xóa bỏ những mê ngộ, chấp nhất và giải thoát trong thân tâm.
  • Đọc những câu thần chú giúp định tâm khi ngồi Thiền là phương pháp mà mật tông thường sử dụng.
  • Thiền tông ứng dụng Như Lai Thiền, Lục diệu pháp môn hay tổ sư thiền để hướng đến Thiền giác ngộ.

Lợi ích của Thiền giác ngộ đối với tu hành giả

Giác ngộ thành công giúp con người làm chủ được bản thân mình, có những chánh kiến riêng và không còn bị điều khiển bởi các dục niệm. Không còn cam nguyện làm nô lệ cho ngũ dục, con người có thể nhìn rõ được bản chất của các sự vật. Đồng thời nếm được hương vị của sự an lạc, giải thoát trong nhân tâm giữa cuộc sống nhiều khổ ải.

Lợi ích Thiền giác ngộ mang đến cho con người là sự an lạc trong thân tâm

Hy vọng một số thông tin trên về Thiền giác ngộ sẽ giúp các tu hành giả phần nào hiểu rõ về thiền định và tìm ra phương pháp giác ngộ nhanh chóng. Để được hiểu rõ hơn về Thiền, hãy truy cập kimtuthap.org.

Để lại một bình luận