Tâm trí là một vấn đề không dễ dàng để có thể hiểu được một cách chính xác nhất, bởi vì đây là lĩnh vực gồm rất nhiều thành phần bao gồm lại thành một. Chẳng hạn như ý nghĩ – sự tưởng tượng – ý thức – cách giải quyết sự việc – giọng nói – trí nhớ – tình cảm – thói quen – …
Khi đề cập tới tâm trí chúng ta cần phải đặt trong một lĩnh vực nhất định, như vậy việc giải thích và hiểu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu nói một cách tổng quát rất khó để nắm bắt.
Tâm trí của mỗi người sẽ được hình và phát triển theo thời gian, mỗi một cá nhân sẽ có tâm trí không giống nhau, nguyên nhân có rất nhiều, ví như môi trường sống – văn hóa truyền thống – sự hiểu biết và nhận thức – ….
Xem thêm Phương pháp học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Kiểm soát được tâm trí là việc vô cùng quan trọng
Có một điều chúng ta cần biết, đó chính là tâm trí không thể bị kiểm soát theo một cách nào đó, sự biểu hiện bên ngoài của tâm trí sẽ giúp chúng ta nhận thức được sự tồn tại của chúng. Do đó việc nhìn thấy và việc điều khiển là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra tâm trí có thể được hiểu như là một phần của tâm thức khi bị thay đổi, con người chỉ có thể hiểu được bề mặt bên ngoài của tâm trí, việc nắm trọn toàn bộ thì chưa thể đạt được.
Trong thực tế việc bạn ngồi Thiền không phải là điều khiển được tâm trí, mà là cách giúp con người được thanh tịnh hoặc ổn định tâm thức, bạn sẽ không bị tác động từ môi trường xung quanh bên ngoài, mọi sự quyết định đều được thực hiện do chính nhận thức của bản thân.
Khi chúng ta thanh tịnh được tâm thì tâm trí của bạn sẽ không còn bị rối loạn nữa, không còn nóng nảy, tính tình cân bằng và trưởng thành hơn. Sự tức giận, ghen tị, hận thù, … là một trong số yếu tố khiến tâm trí của con người bị mất đi sự cân bằng.
Trong những tôn giáo hiện tại thuộc toàn thế giới hiện nay được xem là phương thức giúp con người ổn định được tâm trí, làm chủ được bản thân, không còn sự lo lắng, không trở nên yếu đuối trước cuộc sống, bản thân trở nên mạnh mẽ và quyết đoán.
Yếu đuối và sợ hãi là điểm yếu của mỗi người
Yếu đuối và sợ hãi cũng là sự biểu hiện của tâm trí. Quá khứ hay ký ức cũng là tâm trí. Đối với mỗi tôn giáo tín ngưỡng sẽ đưa ra cho chúng ta phương thức khác nhau để loại bỏ điều không tốt. Mặc dù điều đã đi qua không thể quay trở lại, thế nhưng đó cũng là một phần tâm trí của bản thân. Dựa vào nhận thức của từng người mà sử dụng phần tâm trí thuộc quá khứ để thay đổi tương lai, tránh đi theo điều không đúng đắn.
Sau rất nhiều sự nghiên cứu và tổng hợp, tâm trí được hiểu trên mức độ cao hơn khả năng nhận thức của con người, cần phải bảo gồm cả lý trí và trí nhớ, kể cả cảm xúc hay niềm vui. Trước đây con người chúng ta gán ghép tâm trí là suy nghĩ, thế nhưng ở hiện tại thì tâm trí không chỉ có một mà bao gồm nhiều lĩnh vực.