“Tâm trí = Cuộc sống”

TÂM TRÍ được hình thành từ những ý định

Ý định hiện thực hóa thành hoàn cảnh cuộc đời.

TÂM TRÍ là hạt giống, cuộc sống là cây.

 Cuộc sống là cây tạo nên từ hạt giống kiến tạo trong tâm trí.

Ta chính là người đưa ra ý định và duy trì kiểu mẫu tư duy của mình.

Và tại bất kỳ thời điểm nào, ta đều có thể chấm dứt kiểu mẫu tư duy trước đây và cho ra đời một kiểu mẫu mới.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thích nghi xã hội

Vào thời thơ ấu, cha mẹ/môi trường xã hội tạo ra 1 kiểu mẫu tư duy cho đứa trẻ. Tuy nhiên, khi đứa trẻ dần lớn lên, và khi đứa trẻ trở thành người lớn, đã đến lúc nó phải chọn kiểu mẫu tư duy cụ thể cho mình. Trong thế giới người lớn, có rất nhiều kiểu mẫu tâm trí và hay hơn hết là hãy chọn kiểu mẫu tốt nhất trong số đó.

Về cơ bản, có 4 kiểu mẫu tâm trí chính yếu.

Những kiểu mẫu tâm trí chủ yếu 

Tâm trí bi thảm                                  Tâm trí tích cực

Tâm trí tiêu cực                                 Tâm trí diệu kỳ

Tâm trí bi thảm

Giả sử một người đang chạy xe vào thành phố lần đầu tiên.

Nếu anh/cô ta có một tâm trí bi thảm, anh/cô ta sẽ nói:

“Vì chạy xe vào thành phố lần đầu tiên nên mình e chắc sẽ có tai nạn xảy ra.”

Với một kiểu mẫu tâm trí như thế, nếu một người mới bắt đầu chạy xe thì tai nạn dĩ nhiên sẽ xảy ra! Bởi vì anh /cô ta đã nói “sẽ có tai nạn” mà. Lời nói xuất phát từ miệng ta phản ảnh những kiểu mẫu trong tâm trí ta.

Tâm trí tiêu cực

Giờ đến lượt kiểu người thứ hai, người có tâm trí tiêu cực. Anh/cô ta sẽ nói:

“Mình chạy xe vào thành phố lần đầu, mình không biết điều gì sẽ xảy ra. Có thể mình sẽ gặp tai nạn. Có thể mình sẽ không gặp tai nạn. Chẳng biết nữa.”

Thế là, với mô hình tâm trí này, có thể anh/cô ta sẽ tránh được tai nạn, nhưng lại gặp phải những vấn đề khác ở đâu đó, chẳng hạn như đậu xe sai quy định, hoặc đi nhầm đường v.v… Không có “bi kịch” nhưng sẽ có “vấn đề” nào đó xảy ra.

Xin chú ý cách dùng từ khác nhau giữa tâm trí tiêu cực và tâm trí bi thảm.

Tâm trí tích cực

Đến kiểu người thứ ba, người có tâm trí tích cực, anh/cô ta sẽ nói:

“Mặc dù đây là lần đầu tiên mình chạy xe vào thành phố nhưng mọi thứ sẽ hoàn toàn ổn thỏa. Sẽ không có gì bất ổn xảy đến.”

Mặc dù đây là lần đầu tiên anh/cô ta vào thành phố nhưng anh/cô ta sẽ khéo léo xoay sở và trở về an toàn. Hiển nhiên sẽ không có tai nạn và cũng chẳng có “vấn đề” nào xảy đến, như đi sai làn đường v.v…

Một lần nữa, hãy chú ý điểm khác biệt trong cách dùng từ của những mô hình tâm trí khác nhau. Linh hồn ở những mức độ phát triển khác nhau sẽ có những mô hình tâm trí khác nhau, tương ứng với mức độ đó.

Linh hồn có tâm trí tích cực ở mức độ phát triển cao hơn linh hồn có tâm trí tiêu cực và bi thảm.

Tâm trí diệu kỳ

Kiểu người thứ tư và cũng là cuối cùng – bậc thầy – là người có kiểu mẫu tâm trí diệu kỳ. Anh/cô ta cũng chạy xe vào thành phố lần đầu, thế nhưng anh/cô ta sẽ nói:

“Trong 20 phút, tôi sẽ đến được nơi tôi nhắm đến, rồi trở về.”

Vậy là, cho dù đây là lần đầu tiên nhưng ta vẫn có thể đặt ra mục tiêu – một thử thách cho chính mình. Đó chính là tâm trí diệu kỳ.

Ví dụ như tâm trí của Chúa Jesus hay Đức Phật. Bạn không thể gọi những tâm trí ấy là “tâm trí tích cực”, mà phải là “tâm trí diệu kỳ”.

Chúng ta luôn phải mong muốn có một tâm trí diệu kỳ. Đó là dấu hiệu của bậc thầy.

Cuộc sống sẽ đi theo mục tiêu một cách tự nhiên.

Khi đặt ra mục tiêu, ta đã tạo một hướng đi cụ thể cho cuộc sống của mình. Nếu không có mục tiêu thì cuộc sống của chúng ta sẽ chỉ trôi dạt vô định.

Nếu không xác định rõ mục tiêu cuộc sống thì ta sẽ chẳng biết nên đi theo hướng nào. Vì vậy mà ta phải luôn đặt mục tiêu cụ thể, bằng cách duy trì một mô hình tâm trí nhất định: tối thiểu là tâm trí tích cực, và tốt nhất là tâm trí diệu kỳ.

Nếu ta muốn cuộc sống của mình trở nên kỳ diệu, ta cần phải nuôi dưỡng một tâm trí diệu kỳ, và đặt ra mục tiêu diệu kỳ.

Với tâm trí bi thảm, một cuộc sống bi thảm sẽ là điều tất yếu. Với tâm trí tiêu cực, cuộc sống của ta sẽ đầy rẫy những tiêu cực. Nếu ta có tâm trí tích cực thì sẽ có cuộc sống tích cực. Nếu ta nuôi dưỡng một tâm trí diệu kỳ thì ta sẽ có cuộc sống diệu kỳ.

Tâm trí con người như thế nào thì cuộc sống của họ sẽ như thế ấy.

Thiền định cho ta một tâm trí diệu kỳ

Thiền định đều đặn mang lại cho chúng ta tâm trí diệu kỳ.

Nếu không thực hành thiền, cùng lắm ta chỉ có thể đạt đến tâm trí tích cực. Còn để đạt đến tâm trí diệu kỳ, ta phải thực hành thiền thât nhiều.

Ta nên bắt đầu thiền định càng sớm càng tốt! Thiền định là điều tuyệt vời nhất cho mỗi người.

 

Tác Giả: Minh Sư Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Để lại một bình luận