“Đại Kim Tự Tháp Ai Cập”

          Đại Kim Tự Tháp, nằm ở vùng xa mạc gần Cairo, bao phủ diện tích mười ba mẫu Anh (0.4 hecta), chu vi đáy trên dưới một ngàn thước Anh (0.914m). Được xây dựng bằng những khối đá vôi, khối lớn nặng nhất khoảng năm mươi bốn tấn. Mỗi khối đá được đặt vừa vặn vào bên trong kim tự tháp và chỉ xê dịch nửa milimet giống như những viên đá quý được đính vào một chiếc đồng hồ.

          Trong khoảng năm ngàn năm trở lại đây, con người luôn cố gắng khám phá bí mật của Đại Kim Tự Tháp Ai Cập, một trong bảy kỳ quan của thế giới và là một trong những công trình kiến trúc kỳ lạ nhất vẫn đang tồn tại.

          “Edgar Cayce”, nhà tiên tri người Mỹ, đã có những bài viết về những bí mật của kim tự tháp dưới cơ sở toán học, hình học và thiên văn học cũng như ý nghĩa của những hình ảnh được khắc trên đá bên trong kim tự tháp. Cayce chia sẻ điều này cho tất cả những ai tìm kiếm. Lịch sử của Đại Kim Tự Tháp được lưu giữ tren những tảng đá và được con người bắt đầu nghiên cứ từ năm 1998.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

          “Monsieur Bovis”

          Một vài năm trước đây, Monsieur Bovis, một người Pháp đã ghé thăm Đại Kim Tự Tháp Ai Cập. Một phần ba chiều cao tính từ đáy của công trình chính là Phòng của các Pharaoh.

           Bovis bước vào căn phòng, ông cảm thấy mệt vì hơi nóng tỏa ra. Ông thấy rằng không khí ở đây không thường xuyên ẩm ướt. Nhưng, có một cái gì đó bên trong căn phòng làm người đàn ông Pháp này ngạc nhiên, điều này chẳng liên quan gì đến các vị Pharaohs. Có một cái giỏ rác trong căn phòng Chamber đựng xác của những con mèo và các con vật nhỏ khác đã đi lạc vào kim tự tháp, không tìm được đường ra và chết ở đó. “Có điều gì đó lại kỳ đối với những con vật này”, Bovis nghĩ, “không có mùi thối rữa phát ra từ chúng”. Các con vật được khử nước và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.

           Bovis tự hỏi:

          “Có phải hình dạng của kim tự tháp đã bảo đảm cho những cơ thể của các Pharaoh được tươi mới, ngay cả khi các hương liệu ướp xác đã không còn tác dụng?”

          Bovis nhận thấy ý nghĩa của các kích thước và bốn mặt kim tự tháp cũng trực diện theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc (chỉ lệch khoảng 5 giây), một sự chính xác kinh ngạc đối với các kỹ sư khoa học. “Đây không phải là điều ngẫu nhiên”, ông ấy xác nhận.

          Bovis làm một mô hình mô phỏng Kim Tự Tháp Cheops, với cạnh đáy khoảng một thước Anh. Ông đặt mô hình vuông góc với trục Bắc Nam và tại điểm một phần ba chiều cao tính từ đáy, ông đặt vào đó xác một con mèo.

          Xác của con mèo vẫn được tươi mới sau một thời gian dài. Sau đó, ông đặt thêm nhiều thứ khác vào bên dưới kim tự tháp, đặc biệt là những vật chất hữu cơ, kết quả vẫn không thay đổi. Từ những thí nghiệm này, Bovis kết luận phải có một bí ẩn nào đó về kim tự tháp khi nó có thể dừng sự phân hủy và khử nước một cách rất nhanh chóng.

          “Mr. Darel Drbal”

          Những báo cáo được công bố từ những nghiên cứu của Bovis gây nên sự chú ý của Mr. Darel Drbal, một kỹ sư về thu phát tín hiệu tại Prague, Tiệp Khắc.

          Drbal đã tự làm một số thí nghiệm bằng mô hình mô phỏng Kim Tự Tháp Cheops và kết luận rằng:

          “Có một sự liên hệ giữa hình dạng bên không gian bên trong của kim tự tháp với những quá trinh vật lý, hóa học và sinh học xảy ra bên trong không gian này. Bằng cách sử dụng những hình dạng thích hợp, chúng ta có thể làm có các quá trình này diễn ra nhanh hơn hoặc chậm đi”

          Năng lượng tích lũy trong kim tự tháp có thể là nền tảng cho những ảnh hưởng của kim tự tháp lên các quá trình vật lý, sinh học và hóa học.

          “năng lượng kim tự tháp và lưỡi dao cạo”

          Cạnh sắc của một lưỡi dao cạo sẽ có cấu trúc tinh thể và luôn luôn sắc bén. Sau một thời gian sử dụng, độ sắc sẽ giảm dần, nhưng sự suy giảm này không luôn luôn xảy ra. Một số chất liệu có khả năng tự tái tạo trở lại hình dạng ban đầu, đặc biệt là các cấu trúc tinh thể. Trên lý thuyết, Drbal nhận thấy, nếu lưỡi dao cạo được làm bằng thép chất lượng cao, sau một thời gian không sử dụng sẽ trở lại với độ sắc ban đầu.

          Drbal sử dụng một chiếc dao cạo Zenith được năm lần. Ông đặt nó trong một mô hình kim tự tháp. Sau đó, ông lại tiếp tục dùng nó thêm ba lần nữa. Chiếc dao cạo vẫn không bị cùn đi. Ông ấy tiếp tục giữ nó trong kim tự tháp sau mỗi lần cạo râu và ngạc nhiên khi thấy chiếc dao cạo có thể sử dụng liên tục đến năm mươi lần. Drbal tiếp tục thử nghiệm năng lượng kim tự tháp với các lưỡi dao cạo râu khác, ông nhận ra có một vài lưỡi dao cạo có thể sử dụng liên tục đến hai trăm lần.

          Drbal kết luận rằng môi trường bên trong kim tự tháp làm cho những tinh thể của lưỡi dao cạo quay trở lại hình dạng ban đầu nhanh hơn và lưỡi dao cạo sẽ sắc bén trở lại.

          Không cần phải đặt bất kỳ thiết bị điện tử nào phía dưới kim tự tháp cả. Một lưỡi dao cạo vừa được sử dụng nên được để dưới kim tự tháp trong vòng sáu ngày cho lần sử dụng tiếp theo. Sau đó nó có thể được sử dụng liên tục mỗi ngày nếu luôn luôn được giữ trong kim tự tháp.

          Kim tự tháp còn có công dụng nào ngoài việc bảo quản thực phẩm và làm sắc lưỡi dao hay không? Nó có thể giúp cho cây phát triển nhanh hay lọc sạch nước? Năng lượng kim tự tháp có thể hỗ trợ cho các mục đích tâm linh hay không?

          Sau đó, những hộp bìa các tông hình Kim Tự Tháp Cheops được sản xuất thay cho máy mài dao. Chúng ta đang sử dụng công nghệ của những năm 1950.

          “con số 91304”

          Thông tin về chiếc hộp có khả năng mài sắt được biết đến rộng rãi ở Nga và các người lính Soviet bắt đầu treo các kim tự tháp trong doanh trại của họ. Tìm ra một chiếc máy mài dao cạo râu trong lực lượng U.S.S.R thật khó vào lúc này, và điều này được phàn này liên tục trên cáo báo vào tạp chí của Soviet.

          Những người bạn của Drbal gợi ý: “Tại sao ông lại không đăng ký bằng sáng chế cho kim tự tháp nhỉ?”

          Văn phòng cấp bằng sáng chế tỏ ra ngạc nhiên về đơn đăng ký sáng chế mới này. Họ trao đổi với Drbal trong vòng một tuần. Họ có thể làm gì nếu chiếc lưỡi dao thật sự sắc bén hơn? Cuối cùng, kỹ sư trưởng của văn phòng cấp bằng sáng chế đã tự làm một mô hình kim tự tháp. Anh ấy nhận được cùng một kết quả tương tự như Drbal và những người khác đã làm với kim tự tháp. Rõ ràng, nó hoạt động.

          Văn phòng cấp bằng sáng chế của Cộng hòa Tiệp Khắc đã cấp bằng sáng chế số 91304 của Hộp làm sắc Kim Tự Tháp Cheops cho Karel Drbal tại Prague. Không lâu sau đó, một nhà máy Czech đã bắt đầu sản xuất những chiếc hộp làm bằng giấy hoặc nhựa hình dạng kim tự tháp và bày bán khắp thị trường.

 

          “kim tự tháp như một thiết bị cộng hưởng”

          Kim tự tháp là một thiết bị cộng hưởng năng lượng của vũ trụ, mặt trời và tất cả các loại năng lượng xung quanh ta. Giống như hình dạng đặc biệt của cây đàn vi ô lông tạo ra âm thanh được cộng hưởng qua chiếc thùng gỗ, hình dạng đặc biệt của kim tự tháp làm tăng khả năng cộng hưởng của các tinh thể bên trong lưỡi dao.

          Các nhà nghiên cứu về kim tự tháp khẳng định rằng nếu các bệnh viện được xây theo hình dạng kim tự tháp sẽ giúp các bệnh nhân khỏi bệnh nhanh hơn.

          Drbal bắt đầu chế tạo những chiếc nón hình kim tự tháp. Những người đội chiếc nón này cho biết họ cảm thấy dễ chịu và thoát khỏi các cơn đau đầu.

          “Không tuân theo bất kỳ quy luật khoa học và điện tử nào”

          Người dân Czech công nhận có hai loại máy phát năng lượng tái tạo. Máy phát năng lượng vũ trụ và máy phát năng lượng sinh học. Theo họ, kim tự tháp là máy phát năng lượng vũ trụ.

          Những sinh viên nghiên cứu về nghệ thuật giả kim xác nhận rằng các nhà khoa học Ai Cập cổ đại lưu giữ các thông tin trong cấu trúc của kim tự tháp. Họ thấy rằng, kim tự tháp có một cấu trúc bền vững và lý tưởng cho sự giao tiếp trước khi chữ viết được phát minh. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng bí mật của phương pháp giải phóng năng lượng đã được biết đến cách đây hàng ngàn năm.

          Cho dù kim tự tháp có tạo ra bất kỳ loại năng lượng nào đi nữa, thì các nhà khoa học hiện đại vẫn không thể dùng bất kỳ loại lý thuyết điện từ nào để giải thích.

          Năm 1968, tại đại học Ein Shams, Cairo, một nhóm các nhà khoa học đã bắt đầu một dự án trị giá một triệu đô la để chụp lại các tia X quang của kim tự tháp Chephren tại Gizeh gần Cairo. Kim tự tháp này được xây dựng bởi anh trai của Cheop vào khoảng năm 2700 đến năm 2200 trước công nguyên, rất gần và có kích thước tương tự với kim tự tháp Cheops.

          Các thiết bị được sử dụng hai bốn trên hai bốn trong vòng hơn một năm để ghi lại những tia vũ trụ đi vào bên trong kim tự tháp. Các nhà khoa học hy vọng có thể tìm được những manh mối bên trong sáu triệu tấn đá kim tự tháp này. Các tia vũ trụ trải đều lên toàn bộ các mặt của kim tự tháp, và nếu kim tự tháp được cấu tạo đặc, các máy đo sẽ phát hiện các tia vũ trụ trải đều khắp mặt đáy. Nếu kim tự tháp có một căn phòng trống ở giữa, các tia vũ trụ sẽ tập trung vào khoảng trống này nhiều hơn so với các khu vực đặc khác. Do đó, các nhà khoa học đã có thể xác định được bí mật ngôi mộ Chephren bên trong kim tự tháp.

          Hằng trăm công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và thám hiểm đã tạo ra rất nhiều bài viết về kim tự tháp. Cuối cùng, vào tháng tư năm 1969, Dr. Amr Gohed, giám đốc dự án nghiên cứu kim tự tháp đã viết một bài báo cáo gây sửng sốt trên tờ “Times of London”. Các nhà khoa học đã lâm vào bế tắc. Cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra trong kim tự tháp, Dr. Gohed nói, “Kim tự tháp không tuân theo bất kỳ một quy luật khoa học và điện tử nào”.

Tác giả: Sheila Ostrander & Lynn Schroeder
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Để lại một bình luận