Tất cả mọi sự đau khổ, bi kịch và vấn đề đều do chính bản thân tạo ra. Không có bất kỳ điều gì được tao ra từ bên ngoài. Mọi thực tại đêu được tạo ra từ bên trong.
Mọi vấn đề trên trái đất, mọi vấn đề của cá nhân, mọi vấn đề của tập thể, mọi vấn đề của quốc gia, mọi vấn đề của thế giới, mọi vấn đề của cộng đồng, mọi vấn đề của gia đình, mọi vấn đề của cơ thể đều cho chính bản thân mình tạo ra.
Thiền định sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề. Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ việc thiếu sự thấu hiểu về khoa học thiền định và thiếu sự nhận thức về căn bản của khoa học tâm linh.
Quy luật vĩ đại đầu tiên của khoa học thiền định nói rằng… “Khi chúng ta tồn tại với hơi thở tự nhiên, đơn giản, nhẹ nhàng, êm đềm, bình an.. tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng”
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Chúng ta không cần phải tụng niệm gì cả, không có âm thanh nào phát ra từ miệng. Miệng đóng lại.
Khi chúng ta ca tụng những lời tán dương đến những vị Chúa, những Guru, những Vị Thầy, điều đó là một việc hoàn toàn khác. Nhiều lúc chúng ta cần làm điều đó. Chúng ta xúc động. Chúng ta muốn bày tỏ tình cảm với những vị thầy vĩ đại
Khi ca tụng Jesus, Đức Phật và Krishna, điều này tuyệt vời, êm dịu. Nhưng nó không phải là khoa học thiền định. Đó là môn khoa học để làm lắng dịu cảm xúc của con người. Điều đó hoàn toàn khác.
Quả dứa hoàn toàn khác quả xoài; quả xoài khác và quả dứa khác. Tương tự, cầu nguyện khác và thiền định cũng hoàn toàn khác. Thiền định không phải là cầu nguyện và cầu nguyện không phải là thiền định.
Chúng ta phải rời xa vùng đất của sự cầu nguyện để đến với vùng đất của thiền định. Có người hỏi rằng “Chúng ta có thể làm một lúc 2 việc được không?”. Làm sao chúng ta có thể như vậy được? Làm sao chúng ta có thể vừa đặt một chân trên nước Mỹ và chân còn lại ở Ấn Độ? Chuyện này thật buồn cười. Chúng ta chỉ có thể ở tại Mỹ hoặc Ấn Độ.
Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang cầu nguyện. Việc này chỉ đơn giản là làm lắng dịu cảm xúc. Cầu nguyện hoàn toàn không liên quan gì đến sự giác ngộ. Nếu chúng ta ở trong thiền định, mọi thứ đang hướng đến sự giác ngộ. Thiền định không phải là làm êm dịu cảm xúc. Thiền định không liên quan đến cảm xúc. Không có cảm xúc trong Thiền định.
Và, rất tiếc, không có sự giác ngộ xảy ra với việc cầu nguyện. Cầu nguyện chỉ giống như đang tắm nước nóng. Cầu nguyện là một cái bồn tắm tốt cho cảm xúc.
Chúng ta ngân nga cầu nguyện “Raghupathi raghava raja ram … Pathita pavana seetha ram”. Đó là cầu nguyện. Chúng ta nhớ về thánh Ram và thần Sita. Đạo Hindu được sinh ra như một nét văn hóa để tưởng nhớ đến thánh Ram, việc lắng nghe những bài kinh về thánh Ram thật êm ái. Trong đạo Hindus, không có âm thanh nào êm ái bằng tiếng “Ram”. Tuy nhiên, với việc tụng niệm tên của thánh Ram, chúng ta không thể có được sự giác ngộ. Và, điều chúng ta cần là sự giác ngộ.
Thánh Ram đã có được sự giác ngộ. Và, chúng ta thì vẫn chưa giác ngộ. Bất kỳ điều gì Ram hoàn thành trong cuộc sống của ông, chúng ta phải làm trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta thực sự là một học trò của ông, chúng ta phải làm gì? Nếu chúng ta là một người ái mộ ông, nếu chúng ta đã khâm phục những thành quả của ông thì chúng ta phải hoàn thành điều gì? Chúng ta hãy thực hành khoa học thiền định.
Chúng ta sẽ trải qua bao nhiều lần sống nữa chỉ để chứng kiến điều vĩ đại của người khác, sự giác ngộ của người khác? Chúng ta sẽ trải qua bao nhiêu lần sống nữa để hát ca và tán dương việc thiền định của người khác? Khi chúng ta ca tụng việc thiền định của người khác thì liệu những vấn đề của chúng ta có được giải quyết hay không? Chỉ có sự thiền định của chính bản thân mới có thể giải quyết được các vấn đề của bản thân. Những lời nguyện cầu làm êm dịu bản thân một cách tạm thời, nhưng các vấn đề của chúng ta là càng chồng chất vì chúng ta không giải quyết chúng kịp thời.
Hãy nhớ rằng cầu nguyện không phải là thiền định; và thiền định không phải là cầu nguyện. Chúng cách xa nhau như cực Bắc và cực Nam địa cầu.
Một vài cuộc sống ở Cực Bắc và một vài cuộc sống ở Cực Nam. Vài cuộc sống với việc cầu nguyện, nhưng cuối cùng, trong những cuộc sống cuối cùng, tất cả chỉ là Thiền định… Thiền định… Thiền định.
Làm ơn hãy hiểu rằng tất cả những lợi ích của việc cầu nguyện đều có trong những lợi ích của thiền định. Tuy nhiên, những ích lợi của thiền định lại không có trong những ích lợi của cầu nguyện.
Cầu nguyện giống như một văn phòng. Thiền định giống như trung tâm điều khiển. Đi thẳng vào trung tâm điều khiển, đừng đến văn phòng.
Cuộc sống có thể được xảy ra ở một văn phòng hoặc cuộc sống cũng có thể xảy ra tại trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển bao gồm tất cả các văn phòng nhưng không văn phòng nào có thể điều khiển được trung tâm.
Nếu chúng ta không phân biệt được sự khác nhau giữa cầu nguyện và thiền định, chúng ta không thể đi vào bên trong thiền định. Nếu chúng ta không nhận thấy sự khác biệt, nếu chúng ta không nhận ra được sự khác nhau rất lơn giữa cầu nguyện và thiền định, chúng ta không thể đi vào bên trong thiền định.
Ý nghĩa của toàn bộ cuộc sống ở bên trong thiền định, không phải ở việc cầu nguyện.
Khoa học thiền định rất đơn giản và rất dễ hiểu! Tồn tại với hơi thở ! Tồn tại với hơn thở ! Không có bất kỳ âm thanh nào ! Giữ miệng im lặng và mắt nhắm lại.
Chúng ta đang ở trong sự vĩ đại của Thiền định. Thiền định là điều bắt buộc mỗi ngày. Nó không dành cho cuộc sống sau cái chết, một nơi sung sướng. Nó cần thiết cho một cuộc sống vĩ đại trước cái chết.
Chúng ta cần hoạt động hiệu quả ngay bây giờ, hôm nay. Để cho ngày hôm nay trở nên vĩ đại, chúng ta cần thiền định cho ngày hôm nay. Chúng ta cần thiền trong ngày hôm nay để trở nên hiệu quả trong cuộc sống hôm nay.
Chúng ta cần thiền hôm nay để trở nên hạnh phúc hôm nay. Chúng ta cần thiền hôm nay để quản lý công việc kinh doanh chính xác. Chúng ta cần thiền hôm nay để tiếp thu kiến thức tốt hơn tại trường học.
Chúng ta cần thiền định ngay hôm nay. Thiền định là nhu cầu của hôm nay cho những hoạt động của hôm nay. Cho những hoạt động của ngày mai, chúng ta sẽ có thiền định vào ngày mai. Chúng ta ăn hôm nay để nuôi dưỡng cơ thể cho hôm nay. Chúng ta ngủ tối nay để thư giãn cho ngày hôm nay.
Mỗi đêm chúng ta phải đi ngủ, đó là điều bắt buộc. Nếu không ăn uống, nếu không ngủ đủ giấc, làm sao chúng ta có thể làm việc hiệu quả? Điều tương tự xảy ra với thiền định.
Thiền định cũng quan trọng như giấc ngủ. Ngủ và thiền cũng khá giống nhau trên một số khía cạnh. Ngủ và thiền … cả 2 đều là những trải nghiệm vượt ra khỏi cơ thể.
Trong quá trình ngủ, linh hồn đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí. Trong thiền định cũng vậy, linh hồn cũng đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí. Với cái chết, một lần nữa, linh hồn đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí … nhưng lần này là mãi mãi. Khi linh hồn đi ra mãi mãi, cơ thể trở thành một xác chết. Không còn tâm trí trong cơ thể.
Cái chết là trải nghiệm đi ra khỏi cơ thể mãi mãi. Giấc ngủ và thiền định là những trải nghiệm đi ra khỏi cơ thể tạm thời. Trong cái chết, chúng ta hoàn toàn bước ra khỏi cơ thể. Không có sự liên hệ nào giữa chúng ta và cơ thể vật lý.
Khi chúng ta đi ra khỏi cơ thể trong giấc ngủ, vẫn có một sự kết nối sinh lực sống giữa linh hồn và cơ thể – tâm trí đang nằm tên giường. Sự kết nối đó được gọi là sợi dây bạc. Sợi dây bạc là sự kết nối năng lượng giữa cơ thể – tâm trí và linh hồn.
Trong giấc ngủ và thiền định, linh hồn đi ra khỏi hệ thống cơ thể – tâm trí, nhưng vẫn được kết nối thông qua sợi dây bạc. Chúng ta quay trở về vào mỗi sáng sớm, sau giấc ngủ, với cơ thể vật lý sau khi thiền định, chúng ta trở về với hệ thống cơ thể – tâm trí. Nhưng với cái chết, chúng ta không thể trở về.
Cái chết là sự cắt đứt hoàn toàn với sợi dây bạc, linh hồn sẽ rời hệ thống cơ thể – tâm trí mãi mãi. Phần chung nhỏ bé giữa linh hồn và thế giới được gọi là tâm trí. Khi linh hồn rời khỏi cơ thể vật lý, cơ thể trở thành xác chết. Linh hồn là nguồn năng lượng nuôi dưỡng cơ thể vật lý. Khi nguồn năng lượng kết nội bị cắt đứt, cơ thể trở thành xác chết.
Mỗi ngày chúng ta phải thực hiện rất nhiều công việc. Chúng ta hoàn thành nhiệm vụ với cơ thể vật lý và với tâm trí. Kết quả là chúng ta mất rất nhiều năng lượng.Và chúng ta phải lấy lại nguồn năng lượng đó.
Trong thiền định và trong giấc ngủ, cơ thể trở nên tràn đầy năng lượng. Sự khác biệt rất lớn giữa giấc ngủ và thiền định. Trong thiền định, chúng ta nhận lượng năng lượng lớn nhất.
Chúng ta dành từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày để ngủ, nhưng chúng ta lại không quan tâm đến một điều tuyệt vời nhất được gọi là Thiền định. Các bạn thân mến, đây là thời điểm cho toàn thể nhân loại trái đất dành thật nhiều thời gian cho thiền định… Nếu không nhiều hơn thì ít nhất cũng bằng với giấc ngủ.
Đang có một cuộc Cách mạng Thiền định trên trái đất này! Bây giờ toàn bộ thế giới đã và đang đi vào một vùng photon vĩ đại với mức năng lượng rất cao. Đây là một hiện tượng vũ trụ phi thường của dãy ngân hà.
Hiên tại, thiền định đang lan rộng tới từng gia đinh! Khi bạn nói, “hãy thiền định”… mọi người sẽ lắng nghe.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, không có phương pháp thiền nào khác. Không tụng niệm kinh chú. Không cần chú Sufi; không cần chú Jewish; không cần chú Phật Giáo; không cần Om Mani Padme Hum.
Không phải là những câu kinh chú không có tác dụng. Tuy nhiên, cũng giống như việc cầu nguyện không phải là thiền định, kinh chú cũng không phải là thiền định.
Cầu nguyện có nghĩa là hát ca tán dương các guru. Nó làm êm dịu cảm xúc. Kinh chú cũng làm cho thần kinh mạnh mẽ hơn, nhưng nó không mang lại sự giác ngộ. Cầu nguyện là một cuộc sống cho cảm xúc. Kinh chú là một cuộc sống cho thần kinh. Đọc kinh chú giúp cho tâm trí khỏe mạnh, nhưng không đem lại cho chúng ta sự giác ngộ.
Chúng ta phải hiểu rằng cầu nguyện không phải là thiền định và thiền định không phải là cầu nguyện. Tương tự, chúng ta hãy bước một bước tiến lớn và xác nhận rằng kinh chú không phải là thiền định và thiền định không phải là kinh chú. Không cần phải cầu kinh Om Namo Narayana.
“Om Namo Narayana!”, không phải là cầu nguyện mà là kinh chú. “Om Mani Padme Hum!”, không phải là cầu nguyện mà là kinh chú. Những không cần kinh chú. Kinh chú là cực Bắc và thiền định là cực Nam hoặc kinh chú là cực Nam và thiền định là cực Bắc.
Chúng ta không thể đồng thời ở trong kinh chú và cũng đồng thời ở trong thiền định.
Bạn muốn tung kinh chú thì điều này không có gì liên quan đến thiền định. Nếu bạn đang tụng kinh chú, đừng nói rằng “Tôi đang ở trong thiền định”. Hãy chỉ nói rằng “Tôi đang ở trong kinh chú”. Một số người nói rằng “chúng tôi đang thiền định”. Nhưng thực ra, họ đang cầu nguyện hoặc đang tụng một câu kinh chú nào đó.
Chỉ thiền định mới mang lại sự thật. Nó giúp kết nối chúng ta với những người bạn, cha mẹ đã mất ở thế giới bên kia. Chúng ta đều ở thế giới bên kia. Cái chết đem chúng ta đi đến thế giới bên kia, đến với căn phòng tiếp theo. Chúng ta không phải là cơ thể vật lý. Chi khi chúng ta đi vào bên trong thiền định, chúng ta mới hiểu được rằng chúng ta không phải là cơ thể vật lý này.
Thiền định là cái chết mini. Thiền định cho chúng ta hương vị của sự giác ngộ. Giác ngộ là gì? Giác ngộ là cái chết của tâm trí. Không còn tâm trí. Thiền định là cái chết mini của tâm trí. Giác ngộ là cái chết hoàn toàn của tâm trí. Với sự tỉnh thức của Đức Phật, không còn tâm trí ở đó. Phật đã vượt lên khỏi tâm trí một lần và mãi mãi. Với Chúa Jesu, không còn tâm trí của đạo Do Thái. Tâm trí của đạo Hindu đã chết trong Đức Phật. Tâm trí của đạo Do Thái đã chết trong Chúa Jesus
Sự tỉnh thức của của Krishna, sự tỉnh thức của Đức Phật, sự tỉnh thức của Chúa Jesu, sự tỉnh thức của Lão Tử, sự tỉnh thức của Khổng Tử, sự tỉnh thức Kabir, sự tỉnh thức của Socrate… tất cả đều giống nhau. Không có sự khác biệt nào cả.
Các bạn yêu quý của tôi, quy luật vĩ đại đầu tiên của khoa học thiền định … “Khi chúng ta tồn tại cùng hơi thở, tâm trí sẽ trở nên trống không”.
Khi chúng ta cầu nguyện, tâm trí không thể trống không. Càng cầu kinh Đạo Do Thái, tâm trí đạo Do Thái càng phát triển. Càng cầu kinh đạo Hindu, tâm trí đạo Hindu càng phát triển. Chúng ta phải vượt lên và xóa đi tâm trí của đạo Do Thái và Hindu. Cầu nguyện chỉ làm cho tâm trí mạnh mẽ.
Nếu mục tiêu của bạn là sự giác ngộ, bạn không thể đắm chìm vào việc cầu nguyện. Thỉnh thoảng, trong một vài sự kiện nào đó, để làm êm dịu cảm xúc, bạn có thể thực hành nó. Không vấn đề gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm sự giác ngộ, bạn phải rời xa việc nguyện cầu. Vùng đất của sự nguyện cầu phải được đóng lại, khóa chặt, các bạn thân mến!
Tương tự, vùng đất của kinh chú cũng phải bị lãng quên. Khi bạn niệm kinh chú, cũng vậy, tâm trí không thể trở nên trống rỗng. Khi chúng ta tồn tại cùng hơi thở, tâm trí trở nên trống rỗng.
Không có hơi thở của đạo Do Thái, không có hơi thở của đạo Phật, không có hơi thở của đạo Hindu, không có hơi thở của người Đức, không có hơi thở của người Nhật. Hơi thở đơn giản chỉ là hơi thở!
Tác Giả: Minh Sư Subhash Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết