Thiền Định từ lâu đã không chỉ là một cách để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trí. Mà đây còn là phương pháp giúp hàng triệu người trên khắp thế giới tìm kiếm ý nghĩa và sự bình yên trong cuộc sống. Nếu bạn muốn thực hành thiền định nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết này Thiền Kim Tự Tháp sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản và chia sẻ về những lợi ích mà thiền định mang lại.
Lợi ích tuyệt vời của thực hành thiền định
Thiền định là một phương pháp thực hành tinh thần đã được sử dụng hàng ngàn năm để đạt được sự bình an trong nội tâm và cải thiện tinh thần một cách minh mẫn. Với việc thực hành thường xuyên, ngồi thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Thực hành thiền định mang lại lợi ích tuyệt vời
Cụ thể, ngồi thiền thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng, lo lắng và hạn chế trầm cảm. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cường khả năng tập trung và chú ý cho công việc hay học tập, nghiên cứu.
Nếu bạn muốn minh mẫn, cải thiện trí nhớ thì đây cũng là cách hữu hiệu dành cho bạn. Ngoài ra, tập thiền còn có tác dụng chữa bệnh, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tâm trạng, cảm xúc con người.
Các loại thiền định
Có rất nhiều loại thiền định khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và lợi ích riêng. Dưới đây là một số phương pháp thiền phổ biến:
Thiền chánh niệm: Ngồi thiền tập trung vào việc theo dõi những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của bản thân một cách không phán xét.
Thiền định tập trung: Đây là loại thiền tập trung vào một đối tượng cụ thể, chẳng hạn như hơi thở, một câu thần chú hoặc một hình ảnh.
Thiền định đi bộ: Loại thiền này được thực hiện trong khi đi bộ. Người tập sẽ tập trung vào việc bước đi một cách nhẹ nhàng và chánh niệm.
Thiền định yoga: Đây là loại thiền được thực hiện kết hợp với các tư thế yoga.
Thực hành thiền định bắt đầu như thế nào?
1. Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu thiền, bạn cần chuẩn bị một một không gian yên tĩnh, không bị gián đoạn. Bạn có thể ngồi tập thiền ở phòng ngủ, phòng khách, hoặc bất kỳ nơi nào bạn thấy thoải mái và yên tĩnh.
Tiếp đến là một chiếc ghế hoặc đệm ngồi có độ cao vừa phải, giúp bạn giữ cho lưng thẳng. Nếu bạn ngồi trên ghế, hãy đặt hai chân xuống sàn, hai bàn chân đặt thẳng về phía trước. Nếu bạn ngồi trên đệm, hãy bắt chéo chân phải qua chân trái và đặt hai bàn chân lên sàn.
Thứ ba là một đồng hồ để hẹn giờ. Bạn nên bắt đầu với 5-10 phút thiền mỗi ngày và dần dần tăng thời gian lên khi bạn đã quen.
2. Tư thế ngồi thiền
Có nhiều tư thế thiền khác nhau, nhưng tư thế ngồi thiền kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen) là tư thế phổ biến nhất. Để ngồi tư thế kiết già, hãy thực hiện theo các bước sau:
- Ngồi trên thảm hoặc gối thiền, hai chân duỗi thẳng trước mặt.
- Gập chân trái lên, đặt bàn chân trái lên đùi phải.
- Gập chân phải lên, đặt bàn chân phải lên đùi trái.
- Hai tay đặt trên đùi, lòng bàn tay hướng lên.
Tư thế ngồi thiền cần thoải mái để dễ dàng tập trung
Nếu bạn không thể ngồi tư thế kiết già, bạn có thể ngồi tư thế bán kiết già (hay còn gọi là tư thế bán hoa sen) hoặc tư thế ngồi thẳng lưng.
3. Chú ý vào hơi thở
Hơi thở là trung tâm của thiền định. Khi bạn chú ý vào hơi thở, bạn sẽ giúp tâm trí trở nên tĩnh lặng và tập trung hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách chú ý vào từng hơi thở của bạn. Hãy cảm nhận luồng không khí đi vào và đi ra khỏi cơ thể bạn. Đơn giản là chú ý đến cảm giác của hơi thở tự nhiên và êm dịu…
Hãy tập trung cảm nhận hơi thở khi bắt đầu tập thiền
Nếu tâm trí của bạn bắt đầu lang thang, hãy nhẹ nhàng đưa nó trở lại chú ý vào hơi thở. Đừng đánh giá bản thân nếu bạn bị phân tâm. Điều quan trọng là bạn tiếp tục cố gắng tập trung vào hơi thở.
4. Kết thúc
Khi bạn cảm thấy đã sẵn sàng để kết thúc buổi thiền, hãy từ từ mở mắt ra. Bạn có thể dành một vài phút để ngồi yên lặng, thư giãn và cảm nhận những thay đổi trong cơ thể và tâm trí của bạn.
Lời khuyên cho bạn là nên bắt đầu với những buổi thiền ngắn, chỉ từ 5 đến 10 phút. Khi bạn đã quen với việc thiền, bạn có thể tăng dần thời gian thiền. Thiền là một quá trình rèn luyện, vì vậy đừng mong đợi sẽ thấy kết quả ngay lập tức mà hãy kiên nhẫn với bản thân nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Thiền Kim Tự Tháp có thể giúp bạn hiểu thêm về phương pháp thiền cũng như cách thực hành thiền định. Chúc bạn khám phá được những tiềm năng và khả năng vô hạn của bản thân thông qua tập thiền.