Tương tự, các quốc gia sẽ không còn nữa sống trong cảnh bị đe dọa về kinh tế, bị tống tiền bởi hành động từ những đối tác lớn hơn của họ, bị yêu cầu phải tuân theo “Chỉ dẫn” để nhận viện trợ quốc tế, hoặc được ủy thác để nâng cao chất lượng của những sự hỗ trợ nhân đạo đơn giản.

Sẽ có người trong số các con tranh luận rằng kiểu hệ thống toàn cầu như vậy sẽ làm suy thoái đi sự độc lập và tính vĩ đại của các quốc gia riêng lẻ. Sự thật là, nó sẽ gia cố thêm – và đó chính xác là những điều mà các quốc gia lớn – các quốc gia độc lập được duy trì bởi quyền lực chứ không phải bởi luật pháp hay công lý phải sợ hãi. Sẽ không còn nữa duy chỉ những nước lớn mới được đưa ra quyết định một cách tự động mà mọi sự cân nhắc của tất cả các quốc gia sẽ được lắng nghe công bình như nhau. Và cũng sẽ không còn nữa việc những quốc gia lớn có khả năng kiểm soát và độc chiếm phần lớn trữ lượng tài nguyên trên thế giới mà được yêu cầu chia sẻ chúng một cách bình đẳng, khiến cho chúng dễ dàng được tiếp cận hơn, cung cấp lợi ích một cách đồng đều đến tất cả mọi người trên thế giới.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Một chính phủ của toàn thế giới sẽ san bằng sân chơi – và cùng ý tưởng này sẽ hướng đến những cuộc tranh luận liên quan đến phẩm giá cơ bản của con người: Đó là sự vô cảm của những người “Có của” luôn muốn những người “Không có gì” kiếm tìm cơ hội của riêng họ – Thờ ơ, dĩ nhiên rồi, sự thật là “những người có của” điều khiển tất cả những điều mà những người khác luôn kiếm tìm.

Con cảm thấy như chúng ta đang nói về sự phân phối lại tài sản. Làm cách nào mà chúng con có thể duy trì sự khích lệ đến những người mong cầu nhiều hơn, và sẵn sàng để làm việc vì nó nếu như họ biết được rằng mọi thứ phải được chia đều đến cả những người không quan tâm đến công việc khó nhọc?

Đầu tiên, nó không chỉ đơn thuần là một câu hỏi của những người muốn “Làm việc chăm chỉ” và những người không như vậy. Đó là một cách thức đơn giản để diễn vai trong một cuộc tranh luận (Thường được dựng nên bởi những người ”Có của”). Đó nên là một câu hỏi về cơ hội hơn là sẵn lòng. Vì thế nên công việc thật sự, và công việc đầu tiên trong việc tái cấu trúc xã hội nhằm đảm bảo rằng mỗi người và mỗi quốc gia có cơ hội bình đẳng ngang nhau.

Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra chừng nào mà những người sở hữu hiện tại và điều khiển một lượng lớn tài sản cũng như nguồn tài nguyên của nhân loại còn giữ chặt chúng trong tay để giật dây.

Đúng. Ta đã đề cập đến Mexico. Ta nghĩ rằng đất nước này mang đến một ví dụ thật sống động. Một nhóm những gia đình giàu có và quyền lực điều khiển tài sản và nguồn tài nguyên của cả quốc gia – và trong vòng 40 năm, “Bầu cử” theo cách gọi như là Dân chủ Tây phương là một trò hề bởi cùng những gia đình đã điều khiển cùng một nhóm chính trị qua hàng thập kỷ để đảm bảo rằng không có sự đối kháng nghiêm trọng nào có thể xảy ra. Kết quả ư? “Người giàu thì càng giàu hơn còn kẻ nghèo thì càng nghèo hơn.”

Nếu tiền lương nhảy từ 1.75 đô la lên đến 3.15 đô la mỗi giờ, người giàu sẽ chỉ ra rằng họ đã bỏ ra bao nhiêu để người nghèo có được việc làm và gia tăng cơ hội để nền kinh tế phát triển. Người duy nhất khiến số lượng hàng hóa tăng cao là người giàu – Những người sở hữu nền công nghiệp bán đi thương phẩm trên sàn quốc gia và thế giới để thu về lợi nhuận khổng lồ cùng mức chi phí thấp nhất.

Người giàu ở Mỹ nhận biết sự thật này – đó cũng là lý do tại sao rất nhiều những người giàu có và đầy quyền lực từ Hoa Kỳ đang tái xây dựng nhà máy và xí nghiệp ở Mexico và vài nước khác, nơi mà đồng lương nô lệ chết đói được xem là cơ hội hiếm có đến với người lao động. Phần lớn những người công nhân phải làm việc trong những điều kiện gây tổn hại đến sức khỏe và không an toàn một chút nào nhưng chính quyền địa phương – bị điều khiển bởi thương vụ đầu tư mạo hiểm này – lại đưa ra thêm vài điều luật. Sức khỏe, tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường chưa bao giờ tồn tại ở nơi làm việc.

Những con người nghèo khổ chưa bao giờ được quan tâm – cũng giống như Trái Đất vậy, và họ còn bị yêu cầu phải sống trong những lán giấy cạnh bờ suối – nơi mà họ phơi hàng hóa hằng ngày, và đôi khi những kẻ cai trị còn ỉa lên trên những đường ống nước dùng nữa.

Để lại một bình luận