Có chăng một chính quyền của dân được tạo nên từ những con người giận dữ tước đoạt những quyền tự nhiên cơ bản của con người? Có chăng những dự án của chính quyền tạo nên những phương cách để người dân không sẵn sàng tự nỗ lực chính bản thân mình?

Có phải đây là nguồn gốc của luật công bằng nhà ở, quy chế về quyền lao động trẻ em, chương trình hỗ trợ bà mẹ có con bị lệ thuộc? Nỗ lực cung cấp cho những người lớn tuổi những điều kiện mà gia đình họ không thể hỗ trợ?

Làm thế nào mà chúng con có thể dung hòa được nỗi căm hờn từ sự kiểm soát của chính phủ mà thiếu đi ý chí để có thể làm bất kỳ điều gì mà chúng con mong ước được thực hiện khi không còn sự kiểm soát?

Có nhiều công nhân mỏ làm việc trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp trước khi chính phủ yêu cầu những gã chủ giàu có dọn dẹp sạch sẽ khu mỏ của họ. Tại sao những người chủ không dọn dẹp trước đó? Bởi vì nó sẽ cắt giảm lợi nhuận! Và người giàu thì không thèm quan tâm có bao nhiêu người nghèo chết trong những khu mỏ thiếu đi sự an toàn để giữ cho lợi nhuận của họ ngày càng tăng lên.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Ông chủ sẽ trả đồng lương chết đói cho những công nhân mới trước khi chính phủ áp đặt một mức lương tối thiểu. Những người mong chờ một ân huệ được trở lại “Những ngày tháng tốt đẹp trước đây” nói rằng: “Vậy thì sao? Họ cung cấp việc làm, đúng không? Và ai sẽ là người chấp nhận rủi ro? Công nhân? Không! Người sáng lập, chủ sở hữu sẽ gánh lấy mọi rủi ro! Vì thế nên ông ấy mới nên là người nhận lấy phần thưởng lớn nhất!”

Bất kỳ ai nghĩ rằng những người công nhân nên được người chủ đối xử dựa trên lòng nhân ái thì được gọi là cộng sản.

Bất kỳ ai nghĩ rằng một người không nên bị từ chối cư ngụ ở một nơi đàng hàng bởi màu da thì được gọi là nhà xã hội học. Bất kỳ ai nghĩ rằng một người phụ nữ không nên bị từ chối cơ hội việc làm hay thăng tiến trong công việc đơn giản bởi cô ấy sinh ra mà sai giới tính thì được gọi là những nhà hoạt động nữ quyền.

Và khi chính phủ, thông qua đại biểu dân cử, đi đến giải quyết những vấn đề mà những con người quyền lực trong xã hội rất cứng rắn phủ nhận giải quyết, thì chính phủ đó bị gọi là chính quyền của sự đàn áp (Không bao giờ đến từ những người mà họ giúp đỡ. Chỉ đến từ những người phủ nhận cung cấp sự giúp đỡ).

Không ở đâu có bằng chứng rõ ràng hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Vào năm 1992, một Tổng thống Hoa Kỳ cùng vợ đã quyết định rằng thật không công bằng và không thỏa đáng cho hàng triệu người dân Mỹ khi không có quyền truy cập vào hệ thống chăm sóc sức khỏe dự phòng. Khái niệm đó khơi mào cho một sự tranh luận gay gắt để rồi cả ngành y và bảo hiểm phải vào cuộc.

Câu hỏi thật sự không phải là giải pháp nào tốt hơn: Kế hoạch được khởi xướng bởi chính phủ hay kế hoạch được đề xuất bởi những doanh nghiệp tư. Câu hỏi chính xác phải là: Tại sao những doanh nghiệp tư không đề xướng những giải pháp cho chính họ từ nhiều năm trước?

Con sẽ nói cho Người biết tại sao. Bởi họ không cần phải làm vậy. Không ai than phiền. Và những doanh nghiệp thì được chèo lái bởi lợi nhuận. Lợi nhuận, lợi nhuận, lợi nhuận.

Do đó, quan điểm của con là đây. Chúng con có thể khóc và than phiền tất cả những gì mà chúng con muốn. Sự thật đơn giản là: Chính phủ cung cấp giải pháp còn doanh nghiệp tư thì không.

Chúng con có thể tuyên bố rằng chính phủ đang thực hiện những điều mà họ đang thực hiện nhằm chống lại mong ước của người dân, nhưng miễn là người dân vẫn còn kiểm soát được chính phủ – như họ thực hiện trên diện rộng ở Hoa Kỳ – chính phủ sẽ tiếp tục tạo nên những giải pháp cho sự ốm yếu của xã hội bởi phần lớn người dân thì không giàu có và quyền lực, do đó sẽ hợp pháp hóa cho những điều mà xã hội không trao sự tự nguyện đến với họ.

Chỉ có ở trong những quốc gia mà phần lớn người dân không được kiểm soát chính phủ thì chính phủ mới thực hiện rất ít hay không hành động gì cả cho sự bình đẳng.

Để lại một bình luận