Cốt lõi của mọi tôn giáo là tâm linh
Cốt lõi của tâm linh là khoa học tâm thức (linh hồn)
Cốt lõi của khoa học tâm thức là thiền định
Cốt lõi của thiền định là hòa quyện vào hơi thở
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Năng lượng của hơi thở
Hơi thở là sự sống
Không có sự sống nếu không có hơi thở
Năng lượng của Hơi thở là năng lượng vũ trụ tối thượng.
Mọi sinh vật sống đều cần năng lượng này, cây cối, hoa cỏ, động vật, chim chóc, con người… tất cả đều cần năng lượng của hơi thở. Tuy nhiên năng lượng này lại đặc biệt cần thiết cho tâm thức (linh hồn) con người về mặt tâm linh,
Nhưng làm sao để biết là có năng lượng của Hơi thở? Làm sao để cảm nhận sự tuyệt diệu của nó? Cách tốt nhất chính là hòa quyện làm một với hơi thở.
Hơi thở tự nhiên nhẹ nhàng
Để cảm nghiệm năng lượng của hơi thở, chúng ta phải hòa vào hơi thở. Bằng cách nào? Phương pháp là: không cần hít thở “dài” hay “ngắn”, chỉ cần giữ hơi thở tự nhiên như bình thường, nhẹ nhàng, dễ dàng là được.
Khi hòa quyện vào hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng này, tâm trí ta sẽ tự động trở nên gần như trống rỗng. Khi tạp niệm hoàn toàn lắng xuống, ta sẽ nhận được nguồn năng lượng dồi dào của Vũ trụ. Sau đó, “con mắt thứ ba” sẽ mau chóng được khai mở, khởi động tiềm năng của linh hồn.
Khoa học thiền định
Tương tự như hai mắt thường, chúng ta cũng có một “con mắt thứ ba”; và tương tự như cơ thể vật chất, ta cũng có một “cơ thể năng lượng”. Tất cả những điều này chỉ có thể hiểu được thông qua hơi thở.
Liên tục quan sát hơi thở, đó gọi là thiền định. Và càng hành thiền nhiều thì ta càng hiểu được khái niệm bao quát của Khoa học Thiền định.
Khoa học tâm linh/linh thức
Thông qua Thiền định, ta có thể thấy được quá khứ và tương lai. Ta hiểu ra rằng ta đã thay bao nhiêu cơ thể và trải nghiệm nhiều sự việc khác nhau qua nhiều kiếp sống khác nhau.
Cuối cùng ta hiểu ra rằng ta không phải là cơ thể này, mà chính là một tâm thức. “Ayamama Brahma”, “Aham Brahmasmi”, “Tatwamasi”. Điều đó có nghĩa là ta bắt đầu hiểu những khái niệm như: “Ta là vạn vật”, “Ta là vĩnh cửu”… Toàn bộ những đề tài này được gọi là Khoa học Tâm thức.
Tâm linh
Thông qua hơi thở, ta hiểu được “Dhyana Shastra”, và đơn thuần thông qua “Dhyana Shastra”, ta hiểu được “Atma Shastra”.
Chỉ sau khi nắm chắc về Khoa học Tâm thức thì ta mới biết cách nói đúng, ăn đúng, cảm nhận đúng, xúc chạm đúng, đi đứng đúng… thật ra là cách làm đúng mọi hoạt động sống, từng thứ một.
Điều này chẳng gì khác hơn chính là “Giác ngộ”, còn gọi là “Tâm linh”.
Tôn giáo
“Tôn giáo” có nghĩa là hợp nhất lại. Giờ đây, chúng ta hiểu được sự kỳ vỹ của tất cả các tôn giáo. Giờ đây, chúng ta trở nên thống nhất với tất cả mọi tôn giáo trên thế giới. Mọi tôn giáo đều đã dựa trên cùng một sự thật về Khoa học Tâm thức.
Với trải nghiệm tâm linh, ta hiểu rằng ta không có bất cứ giới hạn hay ranh giới nào. Để trải nghiệm thế giới tâm linh, ta phải hòa quyện vào thế giới hơi thở. Đó là điểm tối quan trọng, chính yếu nhất.
Tác Giả: Minh Sư Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết