Hầu hết lời khuyên từ các chuyên gia để có một sức khỏe tốt thì phải ngủ đủ giờ, khoảng thời gian dao động là từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Dựa vào mức thời gian này, chúng ta sẽ thấy được giấc ngủ quan trọng như thế nào, thường chiếm khoảng 1/3 thời gian của một ngày, và 1/3 tuổi thọ của mỗi người chúng ta.
Giấc ngủ được hiểu như thế nào:
Đối với cách hiểu thông thường, thì trong quá trình cơ thể tiến vào giấc ngủ thì mọi hoạt động của cơ thể đều dừng lại, tuy nhiên không hẳn là như vậy, mà những cơ quan trong cơ thể vẫn có sự hoạt động, kể cả là não bộ, chỉ là chúng ta ngủ thì không thể cảm nhận được mà thôi.
Hầu như mọi loại động vật, trong đó có con người thì đều ngủ, đây được xem là một hoạt động bình thường của cơ thể, tuy nhiên việc thiếu ngủ hay ngủ quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng, nguy hiểm nhất chính là sự chết.
Ngủ hay thức là do nhóm tế bào thần kinh trong não bộ của con người, sẽ có tín hiệu được phát ra để con người đi ngủ, hoặc là giấc ngủ được đánh thức.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Giấc ngủ vô cùng quan trọng
Vì sao giấc ngủ lại quan trọng:
Trong ngành y học nghiên cứu thì giấc ngủ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Rất nhiều căn bệnh xuất hiện là do giấc ngủ bị ảnh hưởng, có thể kể đến như bệnh về tim mạch – đột quỵ – hen suyễn – động kinh – …
Khi giấc ngủ trong một ngày đáp ứng đầy đủ thì bản thân sẽ không xuất hiện cảm giác mệt mỏi uể oải, nhất là tinh thần luôn năng động và tràn đầy năng lượng, từ đó sẽ kéo theo mọi công việc được hoàn thành một cách hiệu quả.
Tác động của giấc ngủ:
Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết đối với hệ kháng thể của con người, cụ thể thì thần kinh điều khiển giấc ngủ sẽ có sự tác động qua lại với hệ miễn dịch.
Chẳng hạn như khi cơ thể bị mầm bệnh xâm phạm, thì sẽ làm cho bản thân xuất hiện cảm giác buồn ngủ, dễ thấy nhất chính là bệnh cảm cúm. Khi cơ thể tiến vào giấc ngủ, thì mọi nguồn năng lượng sẽ được tăng cường để loại bỏ nguồn bệnh trong cơ thể.
Một vài vấn đề xung quanh giấc ngủ:
Con người ở thời điểm hiện tại thường xuyên mắc chứng bệnh về giấc ngủ. Đối với trường hợp nhẹ thì chỉ mệt mỏi, nếu ở cấp độ nặng sẽ dẫn tới rối loạn tâm thần, đó là người mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm.
Nguyên nhân của bệnh tâm thần rối loạn đó là thời gian ngủ không phù hợp, thiếu ngủ kéo dài, giấc ngủ không tốt tiêu cực, hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Những người mắc bệnh thường xuất hiện triệu chứng khó ngủ, điều này sẽ làm cho cơn đau nhiều hơn, sức khỏe suy giảm, kéo theo sinh hoạt cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Yếu tố tác động tới giấc ngủ: trong cuộc sống có rất nhiều điều tác động tới giấc ngủ, bao gồm:
Các loại thực phẩm hoặc thuốc khi được sử dụng dẽ làm cho tinh thần được tỉnh táo, giấc ngủ ngon hơn.
Một vài loại thức uống có chứa cafein, chất kích thích tác động lên não bộ, làm cho tín hiệu buồn ngủ bị mất đi, dẫn tới tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ.
Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, thường làm cho giấc ngủ không sâu, khoảng 3 tiếng đồng hồ là phải thức dậy, đôi khi giấc ngủ mơ màng dễ bị thức dậy.
Điều kiện môi trường thay đổi thất thường cũng làm cho giấc ngủ bị ảnh hưởng không tốt.
Người đang được gây mê, mặc dù trạng thái bên ngoài là họ đang ngủ, không thể bị đánh thức.
Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày
Con người không cần giấc ngủ được không: con người cần tới giấc ngủ, nếu không có giấc ngủ thì không tồn tại sự sống. Điều chỉnh giấc ngủ phù hợp sẽ mang lại lợi ích tốt cho cơ thể.
Giấc ngủ để con người tồn tại được, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh thông qua một số thí nghiệm trên động vật. Thiếu ngủ sẽ làm cho hệ kháng thể bị suy giảm, từ đó mà sự sống chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Giấc ngủ sẽ tạo điều kiện cho não bộ và hệ thống thần kinh hoạt động tốt, nếu giấc ngủ không đủ thì tinh thần không thể tập trung làm việc và học tậm, dẫn tới trí nhớ kém, hay quên, khả năng tư suy sáng tạo giảm dần, năng lượng cạn kiệt.
Giấc ngủ rất cần thiết để cơ thể phát triển, nhất là ở trẻ nhỏ, để lượng hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều.