Theo như nghiên cứu từ giải phẫu học thì con người sẽ tồn tại những hệ thống cơ quan như: hệ tuần hoàn, hệ xương khớp, hệ vỏ bọc, hệ sinh dục, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ nội tiết, hệ bạch huyết, hệ cơ và hệ thần kinh.

Tuy nhiên ở đây chúng ta lại đề cập tới hệ giác quan. Hệ giác quan trên cơ thể con người không phải là một hệ thống riêng biệt, chúng được xếp vào một thành phần của hệ thần kinh.

Theo thuật ngữ chuyên môn thì hệ giác quan được gọi là hệ thần kinh cảm giác. Nguồn vào chính là dữ liệu liên quan tới cảm giác. Trên cơ thể con người chúng ta sẽ có năm giác quan với công dụng và vai trò khác nhau, đó là cơ quan thị giác – xúc giác – thính giác – khứu giác – vị giác.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều giác quan khác nhau

Tổng quan về hệ giác quan:

Đầu tiên thì thông tin về cảm giác sẽ được tác động bởi tín hiệu điện, sau đó sẽ truyền tới vỏ não, một phần đi tới tiểu não.

Bên trong một giác quan thường được chia thành ba phần riêng biệt, đầu tiên là phần cảm biến với nhiệm vụ tạo ra tín hiệu, thứ hai là phần dẫn truyền, thứ ba là phần phân tích để tạo thành cảm giác.

Cơ quan thị giác: giúp cho con người thu được hình ảnh từ môi trường bên ngoài, ảnh này sẽ được lưu trên võng mạc, giúp chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu để thần kinh tiếp nhận được.

Mắt là cơ quan thị giác giúp chúng ta nhìn thấy được, đồng thời phân biệt được về màu sắc – kích thước – xấu hay đẹp – to hay nhỏ.

Khi nhìn thì nguồn ánh sáng từ vật đó sẽ đi thẳng đến lòng đen của mắt, các tế nào ở đây sẽ truyền thông tin đến cho dây thần kinh thị giác.

Cấu tạo của mắt nhìn từ bên ngoài sẽ có mí mắt – lòng trắng – lòng đen – đồng tử – lồng mi.

Các giác quan hoạt động nhịp nhàng, tạo nên hệ thống cảm giác sinh động

Thính giác: giúp cơ thể tiếp nhận âm thanh thông qua dao động, chuyển tới bộ não. Thính giác sẽ được phân chia thành hai nhóm: một là thính giác ngoại vi – hai là thính giác trung tâm.

Vị giác: làm cho con người phát hiện ra được mùi vị trong thực phẩm. Mùi vị ở đây có thể kể đến như mặn – chua – đắng – ngọt – cay.

Lưỡi sẽ là cơ quan cảm nhận mùi vị của thức ăn khi được đưa vào miệng, sợi dây thần kinh sẽ truyền dữ liệu về vị lên não bộ.

Phần đầu lưỡi sẽ tiếp nhận thông tin về vị mặn và vị ngọt, còn hai bên phía rìa của lưỡi sẽ tiếp nhận vị chua, ở phần đáy của lưỡi sẽ đảm nhận vị đắng.

Khứu giác: để con người nhận biết được mùi, thông qua cơ quan là mũi.

Xúc giác: thường được xác nhận khi cơ thể tiếp xúc, đụng chạm bằng da.

Đa phần chúng ta đều hiểu nhầm rằng thức ăn ngon hay không là thông qua mùi vị, thế nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu lại cho thấy, khứu giác cũng là cơ quan tham gia vào việc xác định độ ngon cho món ăn. Với một món ăn được bài trí đẹp, có nghĩa là chúng đã có một độ ngon nhất định làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Để lại một bình luận