Hầu hết chúng ta đều không chú ý tới hơi thở, mặc định mọi lúc mọi nơi chúng ta đều thở không cần chính bản thân con người điều khiển, chỉ tới khi gặp phải vấn đề như khó thở thì ta mới nhận thấy rõ nhất sự tồn tại của hệ thống hộ hấp.

Hệ hô hấp có nhiệm vụ trao đổi dưỡng khí từ bên ngoài vào cơ thể và từ cơ thể đi ra bên ngoài. Mọi vấn đề phát sinh từ những hệ thống khác đều sẽ tác động tới hệ hô hấp, cũng như sức khỏe của con người.

Việc tìm hiểu rõ hơn về hệ hô hấp sẽ giúp con người cải thiện chức năng trao đổi khí, phát hiện được những bên thường gặp, phòng chống và điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Hô hấp là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cơ thể trao đổi dưỡng khí từ bên ngoài

Cấu tạo chung của hệ hô hấp trên cơ thể con người: hệ hô hấp được, phân ra thành hai phần đó là hô hấp trên và hô hấp dưới.

Hô hấp ở trên hay còn được gọi chuyên môn là nằm phía trên của nắp thanh quản, trong đó sẽ có các cơ quan là mũi – hầu – họng – xoang – thanh quản. Chức năng chính là lấy nguồn khi từ bên ngoài đưa vào trong cơ thể và đi tới phổi.

Hô hấp dưới hay còn được hiểu là nằm phía dưới nắp thanh quản, các cơ quan đảm nhiệm gồm khí quản – cây phế quản – phế năng – màng phổi – phổi. Đảm nhận nhiệm vụ là lọc sạch và trao đổi khí.

Hoạt động của các cơ quan thuộc hệ hô hấp:

Phổi: một người sẽ có hai lá phổi, bên trong có các thùy. Dựa trên những gì được tìm hiểu thì phổi có hai mặt đó là ngoài và trong. Phổi sẽ thực hiện nhiệm vụ là trao đổi khí oxy và CO2. Nhờ có phổi mà cơ thể con người mới có thể sống, cũng như giúp quá trình chuyển hóa diễn ra tốt hơn.

Phế quản: thường phân ra thành hài bên, đó là phế quản phải và phế quản trái. Chức năng của phế quản chính là dẫn nguồn khí đi từ bên ngoài đến phế nang, hoặc từ phế năng ra bên ngoài.

Khí quản: được hiểu như một ống dẫn hình trụ, với nhiệm vụ đưa khí đi vào và đi ra, đồng thời điều chỉnh lượng khí phù hợp, hỗ trợ cho hoạt động của phổi.

Thanh quản: bao gồm sụn và sợi cơ. Chức năng tạo ra âm.

Hầu họng: là điểm giao của đường ăn và đường thở. Tương tự như một cách cửa dùng để ngăn chặn sự tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên do là điểm giao nhau thế nên rất mẫn cảm và dễ mắc phải bệnh.

Mũi: gồm có mũi ngoài – mũi trong – xoang cạnh mũi. Đây chính là điểm đầu để khí đi vào cơ thể, do đó chức năng chính là dẫn khí.

Luôn giữ hệ hô hấp hoạt động tốt là điều chúng ta nên làm

Theo nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học thì hệ hô hấp có rất nhiều điều bất ngờ: trong đó phổi được xem là cơ quan duy nhất của cơ thể nổi trên được mặt nước, mũi không chỉ dẫn khí mà còn có tác dụng lọc và giữ ẩm không khí, trong phổi luôn có sẵn một lượng khí nhỏ, …

Dựa trên những dữ liệu về hô hấp hấp ở trên, chúng ta sẽ đưa ra được biện pháp phòng và chữa bệnh tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho chính mình cũng như nhiều người xung quanh.

Để lại một bình luận