Thiền giúp giảm stress bằng cách nào và tác động vào cơ chế hoạt động của khu vực gì trên cơ thể? Bạn có bao giờ nghĩ đến điều này khi tham gia tu tập Thiền tọa hay không? Để có câu trả lời chính xác, chúng tôi mời bạn theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Thiền giúp giảm stress bằng cách nào? Bài Thiền tập tại nhà hiệu quả

Thiền giúp giảm stress: Nhờ cơ chế Me Center – Medial PreFrontal Cortex

Thiền có tác dụng giảm stress nhờ vào cơ chế hoạt động giữa Me Center – Medial PreFrontal Cortex. Có nghĩa, Thiền sẽ làm suy giảm mối liên kết giữa trung khu thần kinh chuyên xử lý cái tôi của chính người Thiền tập và cảm xúc, nỗi sợ trong cơ thể.

Để có thể tồn tại tốt trong thiên nhiên, bộ não con người dần trở nên nhạy cảm đối với nguy hiểm. Thậm chí, trong não có hẳn một đường chuyên đi xử lý những mối nguy từ não bộ phụ trách thần kinh thị giác đến trung tâm sợ hãi.  Tóm lại, dù là ai thì con người vẫn rất dễ sợ hãi, chỉ đơn giản một cái đánh cũng khiến bạn sợ khiếp vía.

Theo đó, con người cũng cực kỳ nhiều mối lo, không có tự tin, thiếu kỹ năng…. Rồi tự đem bản thân so sánh với người khác. Việc tập trung vào bản thân làm bạn không thể thoát ra được nỗi lo, người khác cảm nhận tốt hay xấu về mình.

Nhưng khi tập Thiền, chúng sẽ làm giảm tối đa mối liên kết của cái tôi từ đó bạn sẽ không suy nghĩ về chính mình quá nhiều. Tập Thiền còn thúc đẩy bạn nhìn sự vật, sự việc một cách khách quan nhất, cân bằng nhất. Từ đó, dù có chuyện gì xảy ra bạn cũng không đặt cái tôi quá nhiều, nên cơ thể giảm căng thẳng hiệu quả. Nếu bạn là người tự ti, hay bị cái tôi chi phối dẫn đến stress thì hãy khắc phục điều này bằng cách Thiền tập nhé!

Thiền phát triển mối liên kết của giác quan, trung tâm sợ hãi với điều chỉnh

Khi tập Thiền, những động tác của phương pháp này sẽ giúp tăng cường sự liên kết của các giác quan, trung tâm sợ hãi với trung tâm điều chỉnh. Hay tác động này còn có tên tiếng anh là Assessment Center – Lateral PreFrontal Cortex.

Thiền phát triển mối liên kết của giác quan, trung tâm sợ hãi với điều chỉnh

Cụ thể, trung tâm điều chỉnh thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi phù hợp với từng đạo đức, hoàn cảnh với cuộc sống hằng ngày. Khi mối liên kết trên càng mạnh thì hệ thống thần kinh của con người càng vững vàng.

Nói cho dễ hiểu thì những hành động, cảm xúc đã được chuyển qua trung tâm này và chuyển hóa sao cho phù hợp từng ngữ cảnh. Nhờ vào điều này, mà những người thực hiện Thiền tập có khả năng chờ đón mọi việc kéo đến dù tốt hay xấu và nhìn nhận cuộc sống công tâm. Như vậy, bạn có thể thấy, khi con người bình tâm về cảm xúc, hành động thì não bộ không quá căng thẳng, không bị áp lực. Từ đây, bạn cũng đã hiểu Thiền tập giảm stress bằng cách nào rồi phải không, vì vậy hãy cố gắng lên lịch luyện tập ngay từ bây giờ.

Thiền giúp giảm stress bằng cách cân bằng, điều hòa cảm xúc, tĩnh tâm

Thiền giúp tăng sự tập trung

Khi bạn bị phân tâm lúc Thiền tập và cố gắng chuyển suy nghĩ về lại với hơi thở. Đồng thời, phương pháp Thiền tập cũng giúp bạn duy trì sự tập trung vào những công việc đang làm hay gọi chánh niệm. Khi bạn càng Thiền thời gian dài thì sự liên kết và hệ thống thần kinh một lúc mạnh hơn, tập trung gia tăng hay hiện tượng neuroplasticity.

4 bước Thiền giúp giảm stress đơn giản tại nhà

Tiến sĩ, Thiền sư Ginny Whitelaw đã có chia sẻ về 4 bước Thiền tại nhà đơn giản như sau:

Tư thế ngồi đúng cách

Bạn ngồi thẳng lưng lên đệm hoặc ghế tựa sao cho cột sống thẳng tự nhiên. Khớp hông ở tư thế cao hơn gối, cổ và vai thả lỏng, mắt nhìn theo góc 180 độ xuống sàn nhà cách vài bước chân.

Động tác tay theo hình C

Cánh tay ở tư thế vòng theo hình chữ C, lòng bàn tay đặt ngửa lên lấy bàn tay đặt lên bàn còn lại ở dưới rốn. Khi đặt tay như thế này, bàn tay sẽ cảm nhận được hơi thở của bạn ra vào tốt nhất. Tiếp theo, bạn gặp ngón cái của bàn tay đã đặt ở dưới và khép lại bàn tay nằm ở trên.

Động tác tay theo hình C đúng cách

Nhịp thở ổn định

Bạn tập hít thở yên lặng và đưa hơi qua mũi. Khi bắt đầu thở, bạn cần phải tập trung vào hai việc như sau:

  • Có một năng lượng nhỏ xuất hiện qua đầu gối nếu ngồi bằng đệm hoặc gan bàn chân và truyền xuống mặt đất.
  • Trong tâm trí, bạn hãy kết nối hơi thở khi Thiền tập với một nguyên âm sâu lắng như “a”…“o”, “u”….

Cảm nhận sự mở rộng đến cuối buổi tập

Đến cuối hơi thở bạn hãy thả lỏng toàn bộ cơ thể để thoát ra khỏi nguồn năng lượng đang mở rộng trước đó. Đồng thời, việc này còn cho phép hơi thở hít vào tự nhiên nhất. Bạn duy trì việc cảm nhận này và thư giãn cơ thể khi hít vào và thực hiện bài tập 20 phút mỗi ngày để giảm stress và tăng cường sức khỏe.

Như vậy, bạn đã biết rõ cơ chế tác động và cách mà phương pháp Thiền giúp giảm stress như thế nào cho cơ thể. Bên cạnh đó, Thiền tập còn tăng cường sự tập trung cho trí não để ngăn chặn lo âu, căng thẳng khi hoạt động của bạn. Nếu bạn đang bị áp lực thì hãy thử ngay 4 bước thiền tập tại nhà chỉ 20 phút để giải tỏa nỗi buồn sớm nhất.

Trả lời