Chúng ta cần phải thấu hiểu được bản chất của cái chết, đó là điều quan trọng nhất mà ai cũng phải biết và trải nghiệm.

Tất cả các vị thầy tâm linh trong quá khứ đều nói rằng: “Bạn không thể chết”, “Cái chết xảy ra với cơ thể vật lý, không phải với bạn”, “Bạn là hệ thống bao gồm Năng lượng / Trí tuệ / Tỉnh thức, được bao bọc bởi một hệ thống sinh học”. Không vị thầy tâm linh nào trong quá khứ mà không khẳng định điều này.

“Chúng ta không phải là một hệ thống Sinh học mà chúng ta nhìn thấy ở trong gương, chúng ta là hệ thống của Năng lượng-Trí Tuệ- Tỉnh thức ”.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Đức Phật với sự giác ngộ, với những trải nghiệm của Con mắt thứ ba và chuyến du hành vi tế. Ngài đã thấy được vô số các kiếp sống trong quá khứ và vô số lần ngài được sinh ra trong cơ thể sinh học của con người. Thông qua con mắt thứ ba đã kích hoạt, ngài đã thấy được các lần đi vào và bước ra khỏi cơ thể vật lý và “Thái tử Tất Đạt Đa” đã trở thành “Đức Phật Thích Ca”. Ngài đơn giản đã nhận ra rằng không có Cái chết! Chỉ là sự chuyển tiếp hình thức tồn tại! Chỉ có sự kết hợp là luôn luôn tái diễn.

“Không hề có sự chấm dứt, cái chết chẳng qua chỉ là sự kết thúc ở thế giới này và bắt đầu ở thế giới khác.

Việc “sợ chết” thật là nực cười ! Những người không có hiểu biết về tâm linh luôn sợ hãi cái chết, họ không hiểu “Chết” là gì cả. Hiểu được sự thật chân chính của hiện tượng Chết, họ sẽ không thương tiếc, mà thay vào đó sẽ tĩnh tại và chào đón Cái chết ! Không có lý do gì để đau khổ với cái chết cả.

Sự chết chỉ là một trải nghiệm của một linh hồn trong một hệ thống sinh học. Thực thể Năng lượng-Trí tuệ-Tỉnh thức ở trong hệ thống sinh học đã tách rời và tiếp tục chuyến hành trình vĩ đại vào các thế giới của những tầng số khác nhau. Đó là Cái chết.

Chúng ta đều là những sự thật vĩnh viễn, những thực thể linh hồn bất diệt ! Thỉnh thoảng, từ thế giới vi tế, chúng ta lựa chọn một cơ thể vật lý, những bài học tâm linh tại trái đất hoặc đơn giản là chỉ để tận hưởng cuộc sống trên hành tinh này và cũng có thể là sự kết hợp với một thực thể linh hồn khác trong cùng một hệ thống sinh học theo cùng một nhịp đập thời gian.

 “Sự sinh ra” là đi vào và “Sự chết” là đi ra khỏi một hệ thống sinh học bất kỳ. Sinh ra là nhúng vào, chết đi là thoát ra.

Vị thầy vĩ đại – William Shakespeare đã nói:

“Cuộc sống ở thế giới này là một vai diễn, tất cả chúng ta là những diễn viên, chúng ta đang diễn những vai diễn đã chọn, hoàn thành vở kịch và ra đi.”

Vì vậy, chúng ta ở đây, ở cấp độ vật lý, trong cơ thể sinh học con người, để hoàn thành vai diễn cụ thể mà chính chúng ta đã lựa chọn, và sau đó, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ ra đi !

“Cái chết” chỉ là sự ra đi của thực thể linh hồn, không phải là sự hủy diệt của bản thân chúng ta! Khoa học tâm linh giúp chúng ta thấu hiểu sự thật quan trọng nhất này: “Bản thân mỗi chúng ta không bao giờ bị hủy diệt, ngay cả khi cơ thể vật lí đã lụi tàn”

Trong Bhagavad-Gita, Krishna luôn nhắc đi nhắc:

“Na jayate mriyate va kadacin

Nayam bhutva bhavita va na bhuyah

Ajo nityah shasvato yam purano

Na hanyate hanyamane sharire”

“Thực thể linh hồn này, không tự sinh ra ! Nó không thể chết ! Nó là nhân chứng của thời gian ! Nó đến từ xa xưa. Dù cơ thể chết, nó vẫn không chết ! ”  (Gita 2:20)

Đây là những lời mà Krishna đã nói với Arjuna, những chứng nghiệm được sáng tỏ bởi tất cả những vị thầy tâm linh thông qua thiền định.

Sự thật là mỗi đêm, chúng ta rời khỏi hệ thống sinh học và du hành với hệ thống cơ thể vi tế / nhân quả. Lúc nào cũng vậy, mỗi Thực thể Linh hồn dù là với cơ thể thực vật, cơ thể động vật hay cơ thể con người đều cần rời khỏi cấp độ vật lý này để quay trở về với nguồn sinh lực sống để nghỉ ngơi. Sự nghỉ ngơi và tiếp nhận năng lượng cực kỳ quan trọng này – được gọi là “GIẤC NGỦ”

Khi một Thực thể-linh hồn bất kỳ ở trong một cơ thể sinh học bất kỳ, nó luôn chịu sự tác động đáng kể của các hoạt động không ngừng nghỉ. Vì vậy, hệ thống sinh học cần được tự nó bổ sung năng lượng một cách định kỳ.

NGỦ là một trạng thái của linh hồn khi mà các hoạt động của cơ thể và tâm trí được giảm thiểu và sự tĩnh lặng của cơ thể và tâm trí được gia tăng. NGỦ là món quà của tự nhiên cho mỗi Linh hồn. Khi ngủ, có một sự kết nối năng lượng giữa hệ thống cơ thể sinh học và Linh hồn, năng lượng kết nối này được gọi là “SỢI DÂY BẠC”. Vào thời điểm xuất hiện Cái Chết vật lý, “SỢI DÂY BẠC” này rời ra và Thực thể Linh hồn quay trở về với thế giới quê hương của nó.

NGỦ không hoàn toàn là một trạng thái không tỉnh thức của Thực thể Linh hồn. Cơ thể vật lý cũng không hề ở trong trạng thái đó. Trong lúc ngủ, cơ thể vật lý vẫn duy trì các hoạt động bên trong nó mặc dù biểu hiện bên ngoài là bất động. Các hoạt động của tế bào xảy ra ít hơn trong lúc ngủ.

            Nếu chúng ta quan sát và rèn luyện để chứng nghiệm được trạng thái của giấc mơ, chúng ta có thể thấu hiểu được bản chất tự nhiên của chính mình thông qua những trải nghiệm của thế giới Linh hồn. Chúng ta bao gồm Năng lượng-Trí tuệ-Tỉnh thức.

            Bằng việc trở nên tỉnh thức trong những giấc mơ, một người có thể dễ dàng bước vào con đường đạt tới sự giác ngộ, người đó biết rằng họ ở thế giới vượt xa hơn giới hạn của cơ thể vật lý.

            Thông qua thiền định hoặc bằng việc tỉnh thức trong trạng thái của giấc mơ, một người ngay lập tức trở thành Người hiểu biết! Thấu hiểu một cách rõ ràng, rằng người đó là môt hệ thống năng lượng, một hệ thống nhận thức – tỉnh thức.

            Mỗi Linh hồn là độc lập và phân biệt với hệ thống vật lý. Khi sự hiểu biết này ngày càng nhiều, người đó sẽ có được “GIÁC NGỘ”. Khi con người ngày càng thấu hiểu được điều này, họ sẽ không còn sợ hãi cái chết của chính bản thân hay của những người xung quanh. Sự thấu hiểu của con người trở nên hoàn hảo khi không tồn tại cái chết.

            Chúng ta bước vào thế giới này không phải để sống đời sống vật lý mãi mãi, cũng không phải để tìm đến cái chết trước thời điểm chúng ta phải chết. Chúng đến đây là sự lựa chọn hoàn hảo để học hỏi, thấu hiểu và đạt được kiến thức tâm linh, giúp chúng ta tăng trưởng rất nhiều phẩm chất tốt đẹp trong chính chúng ta.

            Chúng ta, những Thực thể Linh hồn, tự nguyện hoà vào thế giới vật lý này rất nhiều lần. Hành tinh này là một trường học rất tuyệt vời cho các Thực thể Linh hồn, từ rất nhiều Thế giới tâm linh.

            Những thực thể từ hằng hà sa số các Thế giới nhân quả / vi tế đều thiết tha tìm kiếm một lối vào thế giới của chúng ta để đạt được những trải ngiệm giá trị có sẵn ở đây. Chỉ một điều khó khăn duy nhất là có được một lối vào. Vì vậy, đây là nghĩa vụ của mỗi chúng ta, sau khi có được lối đi vào hành tinh này, chúng ta phải hoàn thành bổn phận của mình, để trở thành Linh hồn viên mãn và sau đó chỉ đợi cái chết đến, không nóng lòng rời đi sớm hơn.

            Nếu chúng ta có một mục đích ở tại một nơi nào đó, có thể là “thành phố” hay “thị trấn”, chúng ta đến nơi đó và cư ngụ trong một “khách sạn” cho tới khi nhiệm vụ của chúng ta được hoàn thành. Chúng ta chỉ ra đi khi công việc của mình được hoàn thành một cách mãn nguyện. Nếu không, bạn sẽ phải quay trở lại để tiếp tục những nhiệm vụ chưa được hoàn thành. Việc này có thể xảy ra nhiều lần cho tới khi chúng ta hoàn toàn mãn nguyện với tình yêu của công việc.

            Lối đi của chúng ta vào thế giới vật lý và cơ thể vật lý tư tượng nhau. Trong trạng thái không tỉnh thức và thiếu hiểu biết, chúng ta lãng phí sinh lực của linh hồn trong rất nhiều suy nghĩ và hoạt động không cần thiết ! Vì vậy, mục đích quan trọng nhất của chúng ta vẫn chưa được hoàn thành.

            Sự thiếu hiểu biết về Tâm linh làm cho ta không biết được mục đích của Linh hồn. Sau mỗi cái chết, ta trở về với thế giới vi tế và hồi tưởng về đời sống vô nghĩa đã qua trong thế giới vật lý. Điều này lại thôi thúc chúng ta tìm kiếm một lối đi trở lại thế giới vật lý và chúng ta van nài các Vị thầy, những Vị Thầy chỉ dẫn cho việc tái sinh, cho ta thêm cơ hội một lần nữa và lần nữa.

            Toàn bộ tiến trình của việc Tái sinh có rất nhiều trở ngại và là một quá trình rất phức tạp, phải đợi chờ cha mẹ, hoàn cảnh thích hợp và tìm kiếm rất lâu trước khi đi vào tiến trình tái sinh.

            Sự thấu hiểu rằng chúng ta không chỉ là hệ thống sinh học này có được thông qua việc thực hành thiền định thật nhiều, đó chính là những trải ngiệm vượt ra ngoài cơ thể vật lý, điều này tương tự như giấc ngủ và cái chết. Sự khác biệt khi ngủ, thiền định là những trải nghiệm vượt ngoài cơ thể vật lý tạm thời, trong khi đó, chết là trải nghiệm đi ra ngoài cơ thể vật lý mãi mãi. Khi chết, sự kết nối giữa thế giới vật lý và thế giới vi tế lập tức chấp dứt. Khi chết, sợi dây bạc mỏng dần và rời hẳn; cơ thể vật lý bắt đầu tan rã và linh hồn quay trở về với thế giới của những linh hồn.

Trong “Bhagavad-Gita”, Krishna nói:

“Jatasya hi dhruvo mrtyur

Dhruvam janma martasya cha

Tasmad apariharye rthe

Na tvam socitum arhasi”

            “Một người khi được sinh ra thì chắc chắn rồi sẽ phải chết, và sau cái chết người này chắc chắn được tái sinh. Vì vậy, khi không thể hoàn thành được nhiệm vụ của bạn, bạn không nên than khóc làm gì.    (Gita2:27)

            Thấu hiểu và trải ngiệm trước “cái chết” sẽ làm tăng sức mạnh của cơ thể vật lý, sẽ không tồn tại sự lo lắng, nỗi sợ hãi vô lí về cái chết làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống sinh lực của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ tiến đến khả năng có thể rời khỏi cơ thể này nếu muốn, và điều này là những gì mà các Vị Thầy vĩ đại đã đạt được. Họ được gọi là “Chirajneevees”.

            Bằng việc hoàn thành tất cả các bài học trải nghiệm trên Trái đất, một Thực thể Linh hồn trở thành một Vị thầy hoàn hảo và dấn thân vào hành trình đến những Thế giới Siêu nhân quả (thế giới của sự giác ngộ) đó là những vũ trụ có tần số cao hơn. Chúng được biết như là “Sathya Lokas” hoặc như Chúa Jesus có nhắc đến là “Thiên đường của Cha”.

            Thực thể Linh hồn bây giờ trở thành một Bản thể cấp cao. Cũng giống như việc sinh sản ở con người, Bản thể cấp cao cũng có thể tạo nên các tâm thức cấp thấp hay còn gọi là bản thể cấp thấp. Những bản thể bé nhỏ này không có sự khác nhau nào cả. Trong thế giới vi tế, bạn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn.

            Các bản thể cấp thấp được tạo bởi những Vị thầy với những mục đích cụ thể. Sau đó, chúng được đặt vào một nơi được gọi là “Thế giới nhân quả”. Những Thực thể-Linh hồn-Năng lượng non nớt này bắt đầu cuộc hành trình đã chọn của Sự luân hồi. Từ thế giới nhân quả, từ Bản thể của sự tỉnh thức nhỏ bé, mảnh tâm thức (linh hồn bé nhỏ) này đến Trái đất và đi vào cơ thể vật lý. Đây là cuộc sống đầu tiên của một Thực thể Linh hồn Mới.

            Khi tâm thức này thu thập được một lượng những trải nghiệm vật lý và khi cơ thể vật lý phân hủy theo qui luật tự nhiên, lần đầu tiên, một “Thực thể vi tế ”, một “Cơ thể vi tế” được tạo thành, đây là nơi cất giữ những trải nghiệm của lần Tái sinh đầu tiên này. “Cơ thể vi tế” có những trải nghiệm nhất định trong thế giới vi tế, nơi có tầng số cao hơn. Sau mỗi lần như vậy, để lại lớp vỏ quả trứng bao bọc ở thế giới vi tế, thực thể linh hồn này trở lại với cơ thể nhân quả hay lớp vỏ trống đang tồn tại ở thế giới nhân quả.

            Ở đó, thực thể nhân quả linh hồn chiêm nghiệm những trải nghiệm vật lý và kết quả trong thế giới vi tế. Nó chuẩn bị cho một chuyến đi tiếp theo tới một cơ thể vật lý. Tiến trình này cứ tiếp diễn và tiếp diễn.

            Ba cơ thể của một Thực thể Hiện thân Linh hồn trong các thế giới vi tế, nhân quả và vật lý tiếp tục gặt hái được những trải nghiệm. Với mỗi lần tái sinh, Thực thể nhân quả Linh hồn trong thế giới nhân quả đạt được thêm một ít sức mạnh và có thêm những trải nghiệm từ thế giới loài người. Tất cả các trải nghiệm của loài người chính là những bài học cần thiết nhất cho một Linh hồn mới.

            Sau một số lần tái sinh nhất định, một linh hồn trưởng thành bắt đầu tìm kiếm kiến thức về bản thân. Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” vào những lần tái sinh cuối cùng khi Thực thể nhân quả Linh hồn đã có được những trải nghiệm cần thiết trước đó.

            Thực thể năng lượng Linh hồn non nớt, khi lần đầu tiên nhúng mình vào thế giới vật lý, nó được gọi là “Linh hồn trứng nước”; sau vài lần tái sinh nó trở thành một “Linh hồn bé nhỏ”, sau vài lần nữa, nó được gọi là “Linh hồn non trẻ”. Đi xa hơn nữa, nó trở thành một “Linh hồn trưởng thành” và, sau nữa, là một “Linh hồn già dặn”.

            Khi một “Linh hồn già dặn” tìm kiếm sự siêu việt để thấu hiểu sự thật cuối cùng, nó tìm kiếm để trở thành một “Vị thầy”, tiến trình của “sadhana” bắt đầu, thiền định bắt đầu và thông qua việc đánh thức “con mắt thứ ba”, sự hiểu biết của các cuộc sống trước kia tràn về.

            Với những điều này, Linh hồn già dặn sẽ trở thành Linh hồn Siêu việt và vượt ra khỏi vòng sinh tử. Thực thể-Năng lượng-nhỏ bé lúc đầu đã có thể tiến vào Những Thế giới siêu nhân quả.

            “Linh hồn Siêu việt” tồn tại tại phần thấp hơn của Thế giới Siêu nhân quả. Mỗi “Linh hồn Siêu việt” đều phải quay trở lại thế giới vật lý hoặc thế giới vi tế hoặc thế giới nhân quả để dẫn dắt các Linh hồn khác, dưới sự hiện diện như là một vị thầy.

            Khi một “Linh hồn già dặn” phát triển lên cấp cao hơn, nó được gọi là một “Arihant”. Khi nó quay trở lại để giúp đỡ loài người với tư cách là Người thầy Tâm linh, nó được gọi “Bodhisatva”.

            Cuối cùng, khi hoàn thành tất cả những nhiệm vụ giảng dạy, Vị thầy Hoàn hảo sống cuộc sống cuối cùng trên hành tinh. Sau đó linh hồn tiếp tục trở thành Bản thể Cao cấp, giai đoạn này được gọi là “Buddha hood”. Khi một Vị thầy Hoàn hảo sống đời sống cuối cùng như một vị Phật thì Linh hồn sẽ trở thành Linh hồn không giới hạn.

            Tất cả các Bản thể cao cấp đều là những linh hồn không giới hạn. Chúng tự chứa đựng bên trong sự vô hạn. Chúng trở thành “Paramatmas”. Chúng trở thành “Những người cha trên thiên đường”.

            Khi một Linh hồn còn trứng nước, không cần thiết phải có kiến thức về tâm linh. Nó không thể hiểu cũng không có nhiệm vụ cụ thể. Một Linh hồn Trứng nước chỉ đơn giản là tồn tại và hoạt động theo bản năng.

            Một Linh hồn nhỏ bé đạt được những phẩm chất sơ khai ban đầu của con người và cố gắng củng cố những phẩm chất này trên mọi phương diện.

            Một Linh hồn trẻ là một người lãnh đạo của những tầng lớp, địa vị, tổ chức giáo hội, của những tôn giáo khác nhau. Những Linh hồn trẻ là những người chỉ đạo các giáo phái điển hình mà thế giới đang được chứng kiến!

            Một Linh hồn Trưởng thành thì không vướng bận về các tôn giáo hoặc sự khác biệt giữa con người với nhau. Một linh hồn Trưởng thành có xu hướng phát triển bản thân trong những môn như nghệ thuật, thể thao, thủ công và khoa học.

            Một Linh hồn già dặn bắt đầu cuộc tìm kiếm tâm linh và khi kết thúc, nó trở thành một Linh hồn Siêu việt, sau đó nó theo đuổi công việc giảng dạy trong thời gian dài, và trở thành một “Linh hồn không giới hạn”. Đức Phật, Chúa Jesus, Krishna, Mahavir… đều đã trở thành “Linh hồn không giới hạn”!

            Hành trình của Linh hồn từ một “Linh hồn trứng nước” cho đến “Linh hồn không giới hạn” có thể trải qua rất nhiều số lần tái sinh! Nó có thể rơi vào khoảng hàng trăm hoặc hàng ngàn cuộc sống tùy thuộc vào sự tự do và cấp độ của sự hiểu biết của linh hồn.

            Bên cạnh những Linh hồn được tạo ra từ Bản thể Cao cấp, thì còn có Vô kể những “Linh hồn non nớt” khác được tốt nghiệp  từ “Nhóm Linh hồn Động vật”. Có rất nhiều những “Thực thể Linh hồn non nớt” được hình thành từ Nhóm những Linh hồn Động vật. Vì vậy, bên cạnh những Thực thể Linh hồn được tạo ra từ bản thể cao cấp, thì một lượng lớn thực thể linh hồn khác cũng được tạo ra từ cách này.

            Có “3 cái chết”:

            Cái chết thứ nhất là của cơ thể vật lý, đó là khi bạn thay bộ “quần áo” vật lý và mặc vào bộ “quần áo” vi tế! Sau cuộc sống ở những thế giới vi tế, bạn cũng rời bỏ “quần áo” vi tế của bạn!

            Khi bộ “quần áo” vật lý được rời bỏ, cơ thể vật lý lúc này được gọi là “Xác chết”.

            Khi bộ “quần áo” vi tế được rời bỏ, thì “quả trứng vi tế” được biết như “vỏ rỗng”. Đây là Cái chết thứ hai.

            Sau khi vào được Thế giới nhân quả, cái chết thứ ba là cái chết cuối cùng xảy ra khi cơ thể nhân quả cũng được dứt bỏ và Hiện thân thực thể linh hồn được thăng tiến vào những Thế giới Siêu nhân quả (thế giới của sự giác ngộ). Điều này xảy ra khi một người được giác ngộ !

            “Giác ngộ” có nghĩa là “Cái Tôi, I ” được rũ bỏ. Khi tâm trí còn chìm trong bóng tối, cái tôi càng lớn. Nếu bạn giữ cái cái tôi “I” và cái của tôi “My”, bạn sẽ chỉ có thể tồn tại được ở thế giới nhân quả và không thể tiến lên thế giới của sự giác ngộ (siêu nhân quả).

            Con người phải hoàn toàn làm tan rã đi sự quan trọng của “cái tôi”, và không thương tiếc . Khi sự quan trọng của “cái tôi” mất đi, chúng ta được thăng tiến vào những Thế giới nhân quả! Và, như vậy bạn đã trải nghiệm được hoàn toàn câu chuyên về cuộc hành trình của linh hồn.

            Rất nhiều Vị thầy vĩ đại đã viết lại những trải nghiệm tâm linh của chính họ.

            Theo đó những quyển sách tâm linh đúng đắn nên đọc là: “A soul’s Journey” của Peter Rechelieu. “Devachanic  Plane, Astral Plane, Causal Plane” của Leadbeater và “Nature of Psyche” viết bởi Jane Roberts. Bên cạnh đó, quyển “Reincarnation and Karma” của tác giả Annie Besant.

            Song song với việc đọc sách, mỗi người cần phải thường xuyên thực hành thiền định. Chúng ta phải luôn nỗ lực để duy trì sự tỉnh thức về những giấc mơ, điều này được gọi là “Giấc mơ tỉnh táo”! Chúng ta sẽ trở thành những vị thầy hoàn hảo trong tương lai!

            “Thiết lập mục tiêu” cũng rất quan trọng trong chuyến hành trình Tâm linh của chúng ta. Chúng ta phải tiến lên với phương pháp đúng nhất trong việc thực hành thiền định, đọc đúng sách tâm linh và kết bạn với những người có thiên hướng về tâm linh như những Vị thầy tâm linh chẳng hạn. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu chuyến hành trình trở thành “Vị thầy Hoàn hảo” (Perfect Master). Lộ trình tiến vào những Thế giới Siêu nhân quả sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

            Sự hiểu biết vềl, “Ba cái chết” rất cần thiết cho mỗi một cá nhân trên Trái đất để có được một cuộc sống viên mãn. Các Yogis vĩ đại là các nhà khoa học tâm linh, mỗi người phải trải nghiệm cuộc sống dựa trên những chứng nghiệm của chính bản thân họ.

Tác Giả: Minh Sư Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Để lại một bình luận