Thiền là một chương trình đơn giản, tự nhiên của tâm trí… một cuộc tiến bước tự động, không cố gắng của tâm trí, để tiến bản chất khôn cùng của nó.
Thông qua thiền, tâm ta bộc lộ tiềm năng của nó về những nhận thức vô hạn, những nhận thức siêu việt, Tâm Thức Hiệp Nhất… một lĩnh vực sống động của tất cả các tiềm năng, nơi mà khả năng nào cũng đều tự nhiên có sẵn, dành cho Tri thức.
Tri thức trở thành nhận thức về giá trị, bản chất và tiềm năng vô hạn của nó.
Thiền cung cấp cho Tri thức một cách để lĩnh hội sâu sắc toàn bộ sự hiện hữu của nó – cả động và tĩnh, đặc điểm và sự vô tận của nó. Thiền không phải là một nhóm đức tin, một triết lý, một lối sống, hay một tôn giáo. Đây là một kinh nghiệm, một kỹ thuật tâm trí được chúng ta thực hành mỗi ngày từ mười lăm đến hai mươi phút.
Thí nghiệm khoa học với những người thực hành thiền cho thấy thiền có xu hướng tạo nên sự bình thường hóa trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Nó làm giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe, làm phong phú thêm chức năng của trí óc, tăng cường mối quan hệ cá nhân, làm tăng năng suất và sự hài lòng trong công việc.
Sự sáng thế có hai mặt: Trí tuệ, đó là nguyên nhân của tất cả mọi thứ, và những thị hiện của Trí tuệ, tức là các đặc tính vật lý và tâm lý của thế giới thường này.
Bởi vì thiền tiếp cận trực tiếp với trí thông minh, hơn là với những thị hiện của Trí tuệ, nó giải quyết các vấn đề bằng cách đưa đến sự hòa hợp và lành mạnh ở cấp độ cơ bản nhất, và không bằng cách đối phó với bản thân của vấn đề. Đó là lý do tại sao nó lại hiệu quả như vậy.
Ví dụ: người làm vườn tưới nước vào gốc cây. Rồi nước đó, chất dinh dưỡng đó, đến tất cả các bộ phận của cây như lá, cành, hoa, trái… thông qua nhựa cây. Chúng ta có thể nghĩ nhựa cây tương tự với Trí tuệ và chiếc lá màu xanh hoặc hoa màu vàng tương tự như những thị hiện của Trí tuệ. Lá và hoa là Trí tuệ của nhựa cây, sau khi nó đã được chuyển hóa.
Vì vậy, Trí tuệ như lá và hoa của cây xuất hiện trong nhiều hình thể của sự sống thị hiện khác nhau. Những diễn bày bao gồm mọi khía cạnh của sự tồn tại, từ vật chất và sinh lý, thông qua tâm lý, trí tuệ, và tâm linh. Tất cả những tính năng của cuộc sống đều đến từ sự chuyển hóa của Trí tuệ.
Trong thiền, chúng ta trực tiếp diện kiến với Trí tuệ cốt lũy này. Vì vậy, có khả năng chúng ta nuôi dưỡng tất cả các cấp độ khác của nó, nên đồng thời nuôi dưỡng toàn bộ các cấp độ của thị hiện, một cách hài hòa trong mối tương quan với toàn Vũ Trụ.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Tâm trí có hai mặt. Một bên là theo hướng đa dạng, theo hướng của số nhiều, số nhiều. Mặt khác là theo hướng đồng nhất, trạng thái đồng nhất. Đạt được sự đồng nhất có nghĩa là gia tăng Tâm Thức Siêu Việt, trạng thái ổn định, trong khi đạt được sự đa dạng có nghĩa là di chuyển về hướng hoạt động nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Một mặt là sự Đồng Nhất, mặt kia là sự đa dạng. Cả hai mặt đều thuộc về bản chất của tâm.
Tâm trí di chuyển đến sự đa dạng để tìm kiếm nhiều hơn, nhiều hơn nữa, và nó di chuyển theo hướng của sự đồng nhất… một trạng thái yên tĩnh của nhận thức, ý thức và trí tuệ vô hạn,… tìm kiếm ít hơn và ít hơn. Động thái của tâm từ trạng thái động trở về trạng thái yên tĩnh của nó là một phần bản chất của tâm trí, và chúng ta nói tâm trí ở trong trạng thái đó là một với bình diện đồng nhất của hết thảy quy luật trong tự nhiên. Tiềm năng của nó là vô biên, vô hạn, nó đi vào các lĩnh vực của tất cả các khả năng có thể.
Nó là Tâm Thức đồng nhất, một cuộc gặp gỡ với bình diện của tâm thức được kết liền. Trong tâm thức siêu việt, trí chúng ta trải nghiệm với chính bản thân nó, Trí tuệ cũng trải nghiệm với chính bản thân nó. Cái trí trở thành người quan sát thực tại bản thân. Trong trạng thái đó, cái trí là tâm thức siêu việt.
Cũng giống như bề mặt yên tĩnh của đại dương lại là khởi nguồn cho tất cả các con sóng phát sinh, đó cũng là trạng thái tự tròn đầy của cái trí, mà chúng ta gọi là tâm thức siêu việt, là nguồn gốc của tất cả các hoạt động. Chúng ta gọi nó là bình diện đồng nhất của luật tự nhiên, mà từ đó tất cả các luật khác nhau của tự nhiên xuất hiện và tiến hành các hoạt động cụ thể của nó trong thế giới tương đối.
Để có một kết quả của việc thực hành thường xuyên là nó phải duy trì nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Tình huống như thể chúng ta nhúng một tấm vải trắng vào thuốc nhuộm màu vàng. Chúng ta mang vải ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. Màu vàng sẽ phai nhạt đi. Sau đó, chúng ta lại nhúng nó trở lại lần nữa, lần nữa vào nơi có chứa màu nhuộm và lại đem ra ánh nắng phơi thêm lần nữa, lần nữa. Nó vẫn tiếp tục trở thành màu vàng, màu vàng và màu vàng, sau đó mờ dần, mờ dần, mờ dần. Nhưng qua thời gian, màu sắc sẽ trở thành vĩnh viễn. Điều đó sẽ xảy ra trong tâm trí chúng ta qua sự thực hành thường xuyên. Cái nhận thức vô hạn, tâm thức thuần túy, bình diện của tất cả các quy luật tự nhiên, trở nên ăn sâu trong tất cả các hoạt động của trí. Sau đó, tâm trí bắt đầu sống trong Tâm Thức Đồng Nhất.
Nguồn: “An Interview with Maharishi Mahesh Yogi”, Kathy Juline
Người Dịch: Trương Đức Hiệp, Hồ Xuân Hương, Việt Khôi, Ngọc Trúc