“Thiền”… là một sự luyện tập, nhằm đạt được và duy trì sự “tĩnh lặng hoàn toàn của tâm”…không để có bất kỳ tư tưởng gì. Nói cách khác, trong thiền, chúng ta nhằm tới mục đích giữ cho tâm trí trống không và tập trung sự chú ý của mình không để khởi niệm.
Trạng thái “tĩnh lặng của tâm” có thể được duy trì trong vài giây hoặc vài giờ, tùy thuộc vào kỹ năng và mục tiêu của bạn.
Còn “tập trung”… thì chính xác là ngược lại… chúng ta tập trung sự chú ý của mình trong việc sử dụng vài khả năng nhất định của trí thông minh cá nhân ví như tưởng tượng, quán tưởng, sáng tạo, tư duy logic, giải quyết các vấn đề hoặc kinh qua các cảm giác và cảm xúc.
Hơn nữa, sẽ có một số giới hạn trong việc bạn có thể kéo dài sự tập trung bao lâu trước khi mình cần phải dừng để nghỉ ngơi.
Phân biệt được giữa thiền và tập trung rất là quan trọng, đơn giản là vì mục tiêu của chúng hoàn toàn khác nhau.
Cả Thiền lẫn tập trung đều không thể tiếp diễn một cách vô hạn định.
Chúng ta chỉ vui thích làm việc, sau khi có một sự nghỉ ngơi tốt. Chúng ta thực sự tận hưởng sự nghỉ ngơi sau khi đã làm việc nhiều. Những thay đổi tuần hoàn này ở khắp mọi nơi trong cuộc sống và là bản chất của một “Vũ Trụ được Phát Họa một cách Ý Thức”, từ thế giới hạ nguyên tử cho đến các hệ thống của các thiên hà.
“Thiền” và “tập trung” là hai thái cực vận hành của trí thức chúng ta. “Tập trung” sử dụng những khả năng của trí não một cách mạnh mẽ, trong khi đó, “thiền” là nhằm đến sự nghỉ ngơi hoàn toàn thoát khỏi sự hoạt động của tri thức.
Thực hành chúng xen kẽ qua lại xoay vòng cũng cần thiết như vòng thời gian luân chuyển qua lại của làm việc và nghỉ ngơi.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Sự luyện tập tốt nhất cho trí óc chúng ta là xen kẽ thời gian của tập trung với thời gian của thiền một cách ý thức. Khi trí não chúng ta trải nghiệm cả hai thái cực thì nó sẽ vận hành một cách tối ưu.
Khi bạn “nghỉ ngơi”, tâm trí của bạn không thực sự nghỉ ngơi gì cả. Bạn lúc nào cũng có tư tưởng và/hay cảm giác. Lúc “ngủ” cũng thế, bạn có những giấc mơ, những cảm giác và những xúc động khác, mặc dù bạn không nhớ ra chúng.
“Thiền” có thể giúp bạn học cách thư giãn trí óc một cách tỉnh thức và trọn vẹn. Và khi trí óc bạn được thư giãn, nó vui thích với những hoạt động ở cấp cao hơn và nó cũng trở nên hiệu quả hơn một cách đáng kể.
Khi tâm trí của chúng ta bề bộn đầy tư tưởng và những ký ức… thật khó để có được những ý tưởng mới. Những gì chúng ta nghĩ chúng ta đã biết thực ra lại ngăn chặn những hiểu biết mới.
Chúng ta đang mắc kẹt trong những tư tưởng và trí nhớ cũ. Khi chúng ta thường xuyên gột rửa tư tưởng ra khỏi trí óc, chúng ta đơn giản tạo không gian cho những ý tưởng mới.
Nói tóm lại, thiền rất cần thiết cho trí óc của bạn… như là giấc ngủ rất cần cho cơ thể vật lý của bạn.
Các tư thế trong khi thiền cũng rất quan trọng. Tư thế dễ nhất là tư thế ngồi thoải mái, với cột sống của bạn thẳng đứng lên. Nếu bạn nằm xuống… bạn có nhiều khả năng sẽ rơi vào giấc ngủ. Bạn có thể tận dụng lợi thế này khi bạn bị khó ngủ.
Xếp tay lại và bắt chéo chân lại trong lúc thiền là điều nên làm, bởi vì bạn sẽ làm cho trường điện từ sinh học xung quanh bạn đặc gọn hơn nên nó mạnh hơn nhiều. Ngồi kiết già hay bán già đều tốt nhưng đòi hỏi sự phù hợp về thể chất và luyện tập.
Tập luyện nhiều, bạn có thể đạt được một tâm trí trống không bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu, ngay cả khi bạn đang ở giữa một đám đông hoặc trong một tình huống căng thẳng.
Nguồn: “The Freedom of Choice”, Thomas J.Chalko
Người Dịch: Trương Đức Hiệp, Hồ Xuân Hương, Việt Khôi, Ngọc Trúc