Giấc ngủ được xem là bản năng của con người, ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì thai nhi cũng đã có giấc ngủ. Khi lớn lên là một người trưởng thành thì giấc ngủ ngon được xem như một điều xa xỉ, bởi vì áp lực từ cuộc sống và nhiều vấn đề phải lo lắng nên để có giấc ngủ ngon không phải dễ dàng.

Trẻ khi được sinh ra nếu như không có giấc ngủ tốt có thể là do chúng đói bụng, ngược lại với người trưởng thành giấc ngủ không ngon chính là do đời sống không được thuận lợi.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe

Tác dụng của giấc ngủ tốt:

Nếu bạn có một giấc ngủ tốt thì cơ thể của bạn sẽ nhận được rất nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là tinh thần. Sau một số công trình nghiên cứu thì trong trạng thái ngủ cơ thể sẽ có một vài thay đổi như: sửa lại phần mô và cơ, phục hồi lại năng lượng đã bị mất, thực hiện các chức năng quan trọng, não bộ vẫn tiếp nhận và xử lý thông tin được truyền tới.

Một giấc ngủ không tốt thì khi thức dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, đồng thời còn ảnh hưởng tới sự hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm việc thiếu tập trung, phản ứng chậm, suy nghĩ không được minh mẫn, khả năng kiểm soát cảm xúc không cao.

Đối với người bị mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe, sẽ là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh như tim mạch, béo phì, trầm cảm, tâm lý rối loạn, căng thẳng. Dẫn tới khả năng miễn dịch bị suy giảm, mầm bệnh từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Thời gian ngủ thích hợp:

Việc tạo cho cơ thể một thói quen tốt rất cần thiết, theo lời khuyên đến từ các chuyên gian thì ngủ đủ tiếng sẽ giúp cho cơ thể rất nhiều.

Đối với người từ 65 tuổi trở lên thì cần khoảng 7 đến 8 tiếng để ngủ, người từ 18 đến 64 tuổi thì cần từ 7 đến 9 tiếng để ngủ, người từ 14 đến 17 tuổi cần 8 tới 10 tiếng để ngủ, từ 6 đến 13 tuổi cần 9 đến 11 tiếng để ngủ.

Đa phần người cao tuổi thì số thời gian ngủ sẽ giảm xuống, giấc ngủ cũng không sâu. Do đó họ cần phải luyện tập thể dục, kết hợp với ăn uống để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

Trẻ càng nhỏ thì thời gian ngủ lại càng nhiều hơn, đặc biệt là trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi sẽ cần từ 14 đến 17 tiếng để ngủ.

Một vài triệu chứng liên quan tới giấc ngủ:

Dựa trên nghiên cứu thì giấc ngủ sẽ bị tác động bởi yếu tố như tuổi tác, di truyền và trạng thái sức khỏe.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp ở hầu hết mọi độ tuổi. Nguyên nhân có thể là do quá ôn ào, áp lực từ công việc, bận rộn làm thời gian ngủ và thời lượng giấc ngủ không đáp ứng đúng tiêu chuẩn cơ thể cần.

Các chứng rối loạn thường thấy như: mất ngủ, bóng đè, ngừng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, hội chứng chân không yên, mất ngủ giả.

Tạo cho cơ thể một thói quen ngủ đúng giờ, xác định khung giờ phù hợp để nghỉ ngơi

Cách để có một giấc ngủ tốt:

Bạn nên tạo cho cơ thể một thói quen ngủ đúng giờ, xác định khung giờ phù hợp để nghỉ ngơi. Khi thói quen này được hình thành thì bạn sẽ dễ ngủ hơn và ngủ sâu hơn.

Nếu nhà bạn có nuôi thêm vật cưng thì khi ngủ nên để chúng ra bên ngoài phòng ngủ, việc ngủ chung sẽ không tốt cho giấc ngủ.

Không nên sử dụng các loại caffeine vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ, vì chúng sẽ làm cho bạn không cảm thấy buồn ngủ, ngủ trễ, ngủ không đủ.

Các loại chất kích thích như bia rượu cũng không nên sử dụng trước giờ đi ngủ, chất này sẽ tác động tới não bộ, bạn sẽ có cảm giác khó ngủ hơn.

Trước khi ngủ một giờ đồng hồ không nên sử dụng các thiết bị điện tử, nhất là dùng điện thoại, bởi vì sóng từ thiết bị điện cũng như ánh sáng sẽ tác động tới não bộ, làm cho bạn càng khó ngủ hơn. Thay vào đó là chỉnh lại ánh sáng ngủ, tập thể dục nhẹ, nghe nhạc, độc sách, thư giãn.

Tốt nhất chúng ta nên bắt đầu ngủ từ 9 đến 10 giờ tối tới 5 đến 6 giờ sáng.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với chúng ta, mang lại cảm giác vui vẻ và khỏe mạnh cho cơ thể, do đó bạn cần phải quý trọng cũng như chăm sóc cho giấc ngủ, đây chính là điều ưu tiên trước hết để có một sức khỏe hoàn thiện.

Trả lời