Trong lịch sử của trái đất, ai là người đại diện cho khoa học thiền định? Có hàng triệu, hàng triệu vị thầy như vậy!

Chúa Jesus! Phật Thích Ca! Krishna! Veda Vyasa! Mahavira! Chúng ta chỉ biết một vài cái tên. Tên không quan trọng. Rất nhiều người đã trở thành những nhà khoa học thiền định.

Tất cả mọi sự thật tâm linh đều được chứng nghiệm từ thiền định. Tất cả mọi chân lý của tạo hóa đều được trải nghiệm, nhìn thấy và chứng minh thông qua thiền định bởi các YOGI.

Ai là một yogi?

Khái niệm “yoga” hiện nay chỉ giới hạn ở những động tác cho cơ thể. Nhưng thực sự, Yoga, không chỉ là những động tác của cơ thể.

Yoga có nghĩa là hợp nhất. Yoga là một từ tiếng Phạn và được định nghĩa là “unjatha ithi yogaha” – có nghĩa là sự hợp nhất. Mọi sự hợp nhất của 2 sự vật trở lên được gọi là Yoga. Nếu bạn hợp nhất với âm nhạc, đó là Yoga Nada, thời điểm bản thân hợp nhất với âm thanh thanh khiết. Nada có nghĩa là sự thanh khiết của âm thanh.

Karma Yoga có nghĩa là hợp nhất với hành động, mọi hành động. Bạn đang lái xe. Mọi sự tập trung của bạn phải được đặt vào việc lái xe. Bạn hợp nhất với hành động lái xe. Đó là sự hợp nhất.

Khi bạn đọc sách, bạn trở thành một với nội dung cuốn sách. Tâm trí của bạn hòa hợp với nội dung. Tâm trí và nội dung đã trở thành một. Đó gọi là Gyana Yoga.

Khi bạn hợp nhất với chính bản thân, đó là gọi là Dhyana Yoga, hay còn gọi là Thiền định!

Hatha Yoga có nghĩa là hợp nhất với cơ thể. Điều này có nghĩa là trở thành một với cấp độ cơ thể, không hoàn toàn là Yoga.

Trở thành một với cơ thể là một điều khác. Trở thành một với tâm trí là một điều khác. Trở thành một với trí tuệ là một điều khác. Và, trở thành một với Atma (sự tỉnh thức của chính bản thân, chính bản thân mình) là một điều hoàn toàn khác.

Thiền định có nghĩa là hợp nhất với cái trung tâm, cái nhân của bản thân.

Có rất nhiều các nhà khoa học thiền định: Jesus, Krishna, Buddha, Mahavir… hàng trăm ngàn người như vậy. Không ai hơn ai và cũng không ai kém ai.

Đối với tất cả các nhà khoa học, cho dù họ có như thế nào, khoa học vẫn chỉ là một! Giống như việc lái xe. Khoa học của việc lái xe là như nhau. Bạn có hệ thống vô lăng, ga, phanh và hộp số. Khoa học giống nhua và các chuyên gia lái xe cũng có rất nhiều người!

Khoa học thiền định giống nhau cho tất cả mọi người. Khoa học của âm nhạc giống nhau cho tất cả mọi người. Sa, re, ga, ma, pa, da, ni … do, re, me, fa, sol, la, te … cho dù có như thế nào đi chăng nữa … khoa học là giống nhau và các nhà khoa học cũng có rất nhiều.

Một người muốn dấn thân mình cho một cuộc sống cùng âm nhạc sẽ trở thành một vị thầy của âm nhạc. Một người một dành cuộc đời mình cho việc lái xe sẽ trở thành một vị thầy một vị thầy lái xe.

Thiền định, cũng vậy, là một lĩnh vực; nó cũng giống như các môn khoa học khác; nó cũng giống như những môn năng khiếu khác. Chúng ta phải dành thêm thật nhiều thời gian cho việc thiền định. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể trở thành một vị thầy của thiền định. Chỉ như vậy chúng ta mới thấu hiểu được toàn bộ các khía cạnh, toàn bộ môn khoa học, toàn bộ cấu trúc của sự tỉnh thức con người, của tạo hóa con người. Khi chúng ta làm như vậy, và, chúng ta trở thành những nhà khoa học thiền định.

Tôi cũng là một nhà khoa học thiền định. Tôi đã nhìn thấy những cuộc sống trước kia của tôi thông qua thiền định!

Thái Tử Tất Đạt Đa (Gautama Siddhartha)  không biết được mình là ai cho đến năm ngài 29 tuổi. Sau đó, anh ta bắt đầu cuộc hành trình đi tìm sự thật. Cũng giống như những gì Gandhi nói trong “My Experiments with Truth”, Tất Đạt Đa cũng đã bắt đầu những sự chứng nghiệm của chính mình. Tất Đạt Đa đã gặp rất nhiều người thực hành thiền định tại thời điểm đó. Anh ấy đi gặp tất cả mọi người, anh ấy cố gắng tìm hiểu, cố gắng thấu hiểu được tất cả mọi điều về triết học thiền định. Và sau khi đã thấu hiểu, anh ta loại bỏ những điều không cần thiết đang tồn tại trong triết học thiền định. Anh ta nhận ra những sự thật bằng chính những chứng nghiệm của mình. Và sau 5 năm, thái tử lúc ấy khoảng 35 tuổi, ngài cuối cùng đã có được sự giác ngộ.

Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

Anh ấy đã thấu hiểu … sau những thử thách và sai lầm … sau một quá trình của những chứng nghiệm và buông bỏ… tất cả những điều cơ bản nhất của khoa học thiền định. Anh ấy nhận ra rằng bạn chỉ việc tồn tại cùng hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng, êm dịu của chính mình.

Bạn không cần phải thực hiện bất kỳ bài luyện thở nào giống như 1:4:2 hay 2:6:3 Puraka, Kumbhaka hoặc Rechaka. Puraka là hít vào. Kumbhaka là giữ hơi thở dừng lại trên cánh mũi. Rechaka là thở ra. Anh ta nhận thấy điều này bằng chính sự chứng nghiệm của mình, Kumbhaka thật sự không cần thiết. Chỉ cần Puraka và Rechaka thông thường, chỉ vậy thôi. Anh ấy cũng nhận ra rằng con người không cần bất kỳ câu thần chú hay kinh tụng nào.

Anh ấy đã tụng hàng trăm ngàn câu thần chú của rất nhiều guru khác nhau. Cuối cùng, anh ấy nhận ra rằng cái miệng phải im lặng.

Đức Phật chính bản thân đã nhận ra tất cả những điều này. Vào cuối thời điểm của cuộc thiền định dài ngày, Đức Phật khai mở con mắt thứ ba của mình và thấy được hàng trăm cuộc sống trước đó.

Chúng ta đều biết được câu chuyện của Đức Phật.

Ngay từ khi còn bé chúng ta đã đọc những câu chuyện của Đức Phật. Chúng ta đều thấy tượng của ngài trong đền chùa, tượng của ngài trong nhà. Tuy nhiên, chúng ta lại không bao giờ quan tâm đến việc này trong cuộc đời.

Tại sao chúng ta lại không thể trở thành Phật?

Để trở thành Phật, chúng ta phải làm những gì? Những gì Đức Phật chấp nhận và giải thích, chúng ta nên chấp nhận và thực hành. Những gì ngài loại trừ, chúng ta nên loại trừ trong cuộc sống của mình.

Chỉ có một điều duy nhất quan trọng. Đó chính là hơi thở. Chỉ với sự hiện diện của hơi thở. Không có bất kỳ điều gì không tự nhiên, không có bất kỳ điều gì nhân tạo cần quan tâm. Chỉ đơn giản là hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng, êm dịu. Chỉ theo dõi dòng hơi thở tự nhiên.

Cũng giống như Newton tìm ra định luật hấp dẫn, Đức Phật đã tìm ra Ana-Pana-Sati. Cũng giống như Colombus tìm ra Châu Mỹ, sau khi vượt qua Đại Tây Dương rộng lớn, Đức Phật cũng đã vượt qua vùng đất dài của sự ngu dốt và tìm ra được vùng đất của sự giác ngộ.

Edmund Hillary và Tenzing Norway đã trèo lên đỉnh Himalayan, núi Everst.  Tương tự, Đức Phật cũng đã lên đến đỉnh của sự giác ngộ.

 Thông qua lần thiền định dài ngày, Đức Phật trở thành vị thầy thiền định xuất sắc nhất trong lịch sử trái đất.

Sau Đức Phật, rất dễ dàng cho chúng ta vượt qua những khó khăn trước mắt và leo đến đỉnh núi cao của thiền định và giác ngộ. Chúng ta đi theo dấu chân huyền diệu của ngài.

Chúng ta thấy được dấu chân của Christ. Chúng ta thấy được dấu chân của Krishna, của Veda Vyasa, của Mahavir. Chúng ta thấy rất nhiều dấu chân. Nhưng, chúng ta vẫn cứ mệt mỏi vì sự ấu trĩ của chính mình. Chúng ta vẫn tự tạo ra nhiều vấn đề, bi kịch và sự đau khổ.

Tác Giả: Minh Sư Subhash Patriji
Người Dịch: Nguyễn Trần Quyết

Để lại một bình luận