Chú đại bi

Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, và gọi tắt là Chú Đại Bi. Đây là thần chú chữa lành về thân tâm trí, có tác dụng vượt thoát những điều bất như ý xảy ra trong cuộc sống.

Ngày nay, Chú Đại Bi là bài chú phổ biến được nhiều người hành trì từ Phật tử cho đến các thiền sinh. Một bài Chú đại bi gồm có 84 câu và 415 chữ. Sự tha lực của chú này thật sự rất mạnh mẽ cho những ai phát Bồ Đề tâm. 

Xem về cách Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/


                                     Nhạc Thiền và Lời Dẫn Chú Đại Bi (không vang)

Lời bài dẫn Thiền Chú Đại Bi:

Kính chào các vị thầy và các bạn yêu quý

Kính chào tất cả các bậc giác ngộ ở Việt Nam, Ấn Độ và trên toàn thế giới

Hôm nay, chúng ta sẽ Thiền Định cùng nhau, chúng ta sẽ tận hưởng Thiền Định ngay bây giờ!

Hãy chọn cho mình một tư thế bất kỳ, ngồi dựa lựng cũng được, nằm cũng được hoặc nghiêng mình trên ghế bố cũng được, miễn sao thấy dễ chịu, nhẹ nhàng và thoải mái nhất có thể… Để rồi bạn sẽ được nghỉ ngơi thật sâu, dần dần sẽ không còn để ý tới cơ thể nữa…

Đan các ngón tay lại với nhau, Miệng ngậm nhẹ lại, không có bất kỳ âm thanh nào và hơi thở sẽ đi ra đi vào trên cánh mũi…

Hơi thở êm ái, nhẹ nhàng và bình an

Hơi thở giản đơn, tỉnh thức và tràn đầy năng lượng

Bạn hãy bắt đầu để ý tới hơi thở, đem toàn bộ sự chú ý về giai điệu của hơi thở …

Bây giờ chỉ còn lại hơi thở, chỉ là một chút ý thức về hơi thở trên cánh mũi mà thôi…

Quan sát sự chuyển động của hơi thở đi ra đi vào, hơi thở đi ra đi vào một cách tự nhiên, không cần phải hít sâu, ko cần phải thở dài và Hãy là Hơi thở…

Thiền Định thật đơn giản và dễ dàng, Thiền Định có nghĩa là Quan Sát Hởi Thở…

Chúng ta có âm nhạc thật diệu kỳ, nhưng xin bạn đừng quan tâm đến âm nhạc, đừng quan tâm đến bất kỳ âm thanh nào, đừng quan tâm đến đến bất kỳ điều gì xung quanh. Bây giờ, chỉ còn lại giai điệu tự nhiên của hơi thở.

Thiền Định là không cần tụng niệm, không kinh chú, không cầu xin, ko có hình ảnh của vị thầy nào cả, chỉ cần bạn dõi theo hơi thở để đi vào trạng thái không còn bất kỳ điều gì… Nếu có suy nghĩ nào đến, quay về với hơi thở, nếu có suy nghĩ đến hãy tiếp tục tỉnh thức cùng hơi thở.

Chỉ có hơi thở mà thôi, chỉ có hởi thở mà thôi

 

Bạn yêu quý!

Xin đừng mở mắt, hãy tiếp tục dõi theo hơi thở, hòa quyện cùng hơi thở…

Bạn là từ bi, khỏe mạnh, tỉnh thức, hạnh phúc và tràn đầy tình thương yêu…

Tất cả sẽ có được thông qua Thiền Định Ana pana sati

Ana có nghĩa là hít vào

Apana có nghĩa là thở ra

Sati có nghĩa là hòa quyện cùng hơi thở

Hơi thở là còn đường duy nhất đưa bạn vào trạng thái Thiền Định thật sâu, Thiền Định là điều mà các vị thầy giác ngộ đều muốn bạn trải nghiệm. Hãy tiếp tục đi cùng hơi thở trên con đường mà các vị Phật đã nhận ra…

Nhận ra chính bạn thân mình… Hãy là hơi thở, bình an cùng hơi thở…

 

Các bạn yêu quý!

Hãy luôn nhớ rằng chúng ta là những Vị Thầy, chúng ta là những Đấng Tạo Hóa, và chính chúng ta sáng tạo ra Hiện thực cho chính bản thân mình. Chúng ta thiết kế và lên kế hoạch cho cuộc sống này. Chúng ta tự đặt câu hỏi và chính chúng ta phải trả lời. Chúng ta ở đây là để trải nghiệm sự sống vật lý, đại từ bi với mọi sinh linh trên trái đất và hòa hợp với toàn thể vũ trụ. . .

Xin cám ơn tất cả các vị Phật đã và luôn dõi theo chúng ta trên con đường tâm linh…

Hãy tiếp tục Thiền Định, hãy luôn luôn dõi theo hơi thở…

————————————————————————————————————————————————

Thiền tập là liệu pháp đang được nhiều người lựa chọn và thực hành hiện nay. Bởi nó mang lại giá trị tinh thần tích cực và giúp họ xây dựng một phong cách sống tốt đẹp. Hãy cùng Kim Tự Tháp khám phá cách thiền tập đơn giản và hiệu quả trong nội dung dưới đây nhé!

Nguồn gốc của “Thiền” là gì?

Thiền có nguồn gốc khai sinh và phổ biến tại Ấn Độ, theo tiếng Nhật gọi là ZEN. Đây chính là phương pháp chú ý tư tưởng và suy nghĩ ở trạng thái “KHÔNG”. Tức là, đưa bản thân hòa mình vào một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó, mà không bị tác động bởi bất cứ điều gì từ phía bên ngoài – Chính là Hơi Thở!

Thiền là phương pháp mang lại nhiều ý nghĩa về giá trị tinh thần 

Nguyên văn đầy đủ của Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni

Sau khoảng thời gian nhất tâm luyện tập nội tâm chúng ta được cân bằng, nội lực cũng được phát triển. Ngoài ra, những người kiên nhẫn trì niệm, thân trở nên bình an, tâm yêu thương được rộng mở, trí huệ minh mẫn và hạnh phúc.

Việc hành trì rất đơn giản, chỉ cần chí thành đọc và gửi ý niệm vào không gian rồi mọi việc theo đó tự sẽ vận hành.  

Cách thức ngồi thiền chú Đại bi đúng cách

Mỗi người chuẩn bị một tọa cụ, hoặc đơn giản hơn chỉ cần một miếng vải sạch hay chiếc khăn bông xếp lại để làm chỗ tọa thiền. Thiền sinh có thể ngồi theo cách thức hoa sen, tư thế kiết già hay bán già đều được. Miễn là ngồi xếp bằng, chân đặt thoải mái, lòng bàn tay để ngửa hướng lên trên. Bàn tay phải để lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái chạm vào nhau hoặc thả tự do. Mắt nhắm hẳn và không mở ra trong suốt quá trình Thiền.

Duy trì và kéo dài tư thế này một khoảng thời gian theo lời dẫn thiền chú Đại bi dưới đây. Nếu bạn mới là người tập Thiền, hãy hẹn đồng hồ khoảng 10 – 20 phút, sau đó tăng thêm thời gian sao cho đủ để đủ một bài Thiền chú Đại bi nhé!

Bây giờ, bạn hãy bỏ qua hết khái niệm và tất cả sự nghi vấn có trong bạn. Bài Thiền Chú Đại Bi sẽ nâng dậy tình yêu thương, kết nối và trân trọng bản thân một cách vô điều kiện. Chỉ đơn giản là quan sát và chú ý vào hơi thở của chính mình theo từng câu dẫn.

                                         Lời Dẫn Thiền trên nền nhạc Chú Đại Bi (mix)

Thực hành thiền theo lời dẫn thiền Chú đại bi

Nên để điện thoại ở chế độ máy bay, sử dụng tai nghe lời dẫn thiền để giúp việc thiền một cách hiệu quả nhất.

Có thể chọn cho mình một tư thế bất kỳ, ngồi tựa lưng hoặc nằm xuống trong tư thế thật thoải mái, và nhẹ nhàng khép mắt lại. Để rồi bạn sẽ được nghỉ ngơi thật sâu, dần dần sẽ không còn để ý tới cơ thể nữa…

Đan các ngón tay lại với nhau, hãy để các cơ quan vai, mắt, cánh tay, trán, … sao cho được thả lỏng hoàn toàn. Ngậm miệng nhẹ nhàng, chú ý vào quan sát hơi thở đi ra đi vào trên cánh mũi. Buông mọi sự để ý, không để bất kỳ âm thanh nào chi phối cho dù đó là bài nhạc nhé! 

Bắt đầu mỗi lần Thiền chú Đại Bi. Hãy hít một hơi thật sâu, tận hưởng hơi thở tràn đầy năng lượng. Rồi thở ra thật chậm, cảm nhận sự êm ái, nhẹ nhàng và bình an khi kết thúc một câu. Bạn có thể lấy vài hơi thở như vậy! Sau đó, để cho Hơi Thở ra vào một cách tự nhiên và hòa nhịp với giai điệu êm dịu này của Hơi Thở.

Lưu ý, duy trì một cách đơn giản và tỉnh thức, luôn để ý tới sự thở, đem toàn bộ sự chú ý vào quan sát hơi thở.

Tiếp tục quan sát hơi thở……mỗi lần thở ra nhẹ nhàng…..hình dung cơ thể của bạn…. được thư giãn và dễ chịu hơn…

Và rồi, khi bạn đã xong buổi Thiền, hãy từ từ rời 2 bàn tay và cham các ngón tay lên mắt.. nhẹ nhàng hé mở mắt… và thoát ra khỏi trạng thái thiền………….

Lợi ích của việc thiền tập

Bạn hoàn toàn cảm nhận được trải nghiệm tích cực rất lớn về cuộc sống tinh thần và sức khỏe sau mỗi lần thiền.

Cơ thể được kết nối và chuyển hoá tích cực khi thiền tập mỗi ngày

Thấu hiểu nỗi đau của chính bạn

Khi có những nỗi sợ bên trong mà bạn không biết rằng chúng bắt nguồn từ đâu. Việc thiền định sẽ giúp bạn nhận ra được căn nguyên cảm xúc tận sâu trong tiềm thức. Để bạn có thể thấu hiểu, đón nhận và dần dần vượt thoát, tự chữa lành.

Giảm căng thẳng của bạn

Thực hành thiền giúp ta loại bỏ được suy nghĩ tiêu cực bằng cách khai sáng tâm trí. Thiền không chỉ giúp giảm lo âu, mệt mỏi mà còn có thể nhìn nhận mọi việc ở các góc độ khác nhau. Mang lại thế giới quan trở nên vi tế và tích cực hơn.

Kết nối tốt hơn

Rèn luyện sự chú ý vào hiện tại thông qua hơi thở, giúp ý thức được các cảm xúc loại trong trạng thái tĩnh lặng. Việc thực hành thiền thường xuyên, chúng ta sẽ hiểu được bản thân muốn gì, nên làm gì,… Theo đó, chế ngự và ý thức sự bình tâm cũng như nhìn mọi việc trở nên sáng hơn. Đây chính là những điều tích cực khi kết nối nội tâm trong quá trình thực hành thiền đem lại.

Lời dẫn Thiền Chú Đại Bi không nhạc

Cải thiện sự tập trung

Sau một thời gian thực hành thiền và làm việc trong trạng thái thiền. Chúng ta rèn luyện được sự tập trung toàn bộ tâm trí cho giây phút hiện tại. Đồng thời đây cũng là cách kiểm soát hơi thở, nhịp tim và suy nghĩ của bản thân. Từ đó phát triển trí nhớ cùng khả năng ý thức tuyệt đối thực tại, và trong đạo Phật gọi là chánh niệm.

Giảm nói chuyện não

Trong thực tế đời sống thường ngày, chúng ta luôn bị các suy nghĩ, cảm xúc nảy sinh và chi phối rất lớn. Đơn giản và gần gũi như là vừa lên giường đi ngủ đã nghĩ đến ngày mai ăn gì? Khi đang gánh nước lại nghĩ đến chuyện đốn củi, nấu cơm. Hay đang ở cạnh người thân mà lại nghĩ về công việc, … 

Tất cả những luồng suy nghĩ và cảm xúc đó phát sinh khiến chúng ta bị xao nhãng, không hoàn toàn ở giây phút hiện tại. Và thiền là phương pháp giúp chúng ta thiết lập lại hành vi và não bộ ý thức được những gì ngay lúc này.

Thiền đơn giản như thế nào?

Về cơ bản, thiền khá đơn giản và dễ dàng thực hiện cho dù bạn ở bất kỳ nơi đâu, khi nào.

Thiền rất đơn giản và không quá phức tạp như bạn nghĩ

Tư thế thiền 

Hãy chọn cho mình một phương pháp thiền phù hợp nhất. Thiền hơi thở là một trong những cách thiền đơn giản nhất và cũng chính là Phương Pháp Thiền Duy Nhất. Bạn chỉ cần ngồi hoặc nằm xuống với tư thế sống lưng thẳng. Sau đó chú ý vào hơi thở ra vào tự nhiên nhưng không có nghĩa là cố thay đổi nhịp thở. 

Tư thế thiền rất quan trọng, nên giữ cột sống thẳng để tốt cho sức khỏe. Thực tế khi nào bạn duy trì được tư thế cột sống thẳng cũng là lúc bạn đang thiền.

Thời gian thiền trong bao lâu?

Thời gian thiền khá linh hoạt, chỉ với 5 phút cũng đủ để thể thực hiện được bài thiền. Nhiều người có thể thiền trong 1 giờ đồng hồ hoặc 2 lần mỗi ngày. Một số lại chọn thiền 20 phút, 2 lần mỗi ngày. Người mới bắt đầu thiền có thể chọn ít nhất năm phút, mỗi lần một ngày và tăng dần qua các ngày sau. 

Thời gian thiền trong bao lâu? Điều này không quan trọng việc ngắn dài thế nào. Tuy nhiên, lời khuyên quan trọng là nên duy trì thiền đều đặn mỗi ngày.

Chú ý đến cơ thể của bạn

Những người khi mới bắt đầu Thiền nhiều hay lo ngại rằng sai phương pháp, thở không đúng nhịp. Tuy nhiên, khi bạn chú ý đến cơ thể ở tư thế Thiền tức là bạn đang thiền. Do vậy, không cần cố gắng và áp lực bản thân cho một trạng thái đặc biệt nào cả.

Cảm nhận hơi thở

Thiền đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều, chỉ cần ngồi tĩnh lặng để tâm trí chú ý vào hơi thở. Quan sát để cảm nhận và ý thức được hít thở sâu và thở ra chầm chậm. Mà không cần miễn cưỡng thay đổi sự thở, việc thiền định sẽ tự động giúp bạn làm điều đó.

Chú ý khi tâm trí bạn đi lang thang

Trong quá trình thiền, có những lúc tâm trí bạn đi lang thang. Để không cho phép điều này xảy ra, nên chọn cho mình một vị trí bình yên, tĩnh lặng. Dù chọn phương pháp thiền nào, khi có bất cứ ý nghĩ nào xuất hiện thoáng qua. Hãy thật bình tâm, không phán xét điều đó, mà nhẹ nhàng hướng sự chú ý về lại với hơi thở và quan sát.

Đối xử tử tế với tâm trí lang thang của bạn

Cũng có nhiều lúc bạn khó có thể đưa ý thức quay về lại với thực tại. Vậy thì hãy tập trung vào cảm xúc xuất hiện lúc đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa cho phép bạn bị lôi kéo vào những câu chuyện gắn liền với cảm xúc đó. Thay vào đó là nên chấp nhận những gì bạn đang cảm thấy và vỗ về những cảm xúc bên trong ngay lúc này nhé! 

Nhắm mắt lại một cách tử tế

Để cảm nhận một cách trọn vẹn sự bình an trong thiền tập, việc nhắm mắt lại không chỉ là giúp tâm trí ít bị xao nhoãng từ ngoại cảnh. Mà đây còn là cách làm đơn giản để nhanh chóng đưa mọi suy nghĩ hướng về bên trong. Lúc này, nội tâm dần được chuyển sang trạng thái cân bằng, tìm được điểm nương tựa chắc chắn.

Thiền khi nào? 

Mỗi ngày chỉ cần dành 5 -10 – 20 phút cho việc thiền tập. Tuỳ vào phương pháp thiền mà bạn có thể chọn thời điểm buổi sáng sớm, buổi trưa hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc thậm chí là bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy cơ thể cần được thư giãn và cân bằng. 

Bạn có thể thiền bất cứ lúc nào, ngay cả khi vừa thức dậy

Một khi bạn đã lựa chọn cho bản thân một khung thời gian phù hợp, hãy cố gắng bám sát vào đó. Bằng cách này, thiền sẽ nhanh chóng trở thành một phần thói quen hàng ngày. Bạn dần dần cảm nhận được lợi ích sâu sắc của nó mang lại.

Thiền dành cho những ai?

Bất cứ ai cũng có thể học thiền, người bình thường thiền để tìm sự bình an về thân tâm. Một số người tìm đến thiền để giảm stress và áp lực về công việc, cuộc sống. Cũng có số đông tìm đến thiền để vượt thoát khổ đau và tự chữa lành. Ngoài ra, họ còn mong muốn nâng cao nội lực, phát triển trí lực, chuyển hoá bản thân.

Mẹo và kỹ thuật thiền

Khi ngồi thiền đúng cách, cơ thể có khả năng tiêu thụ oxy tuyệt đối hơn. Hơi thở được hít vào thật sâu và thở ra chậm rãi hơn. Điều này khiến cơ thể cần ít oxy hơn, nhịp tim và huyết áp đều được điều hòa. Do vậy, thiền giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp. Quá trình điều hòa các chuỗi cảm xúc, giảm thiểu căng thẳng tinh thần và có lợi cho cơ quan tiêu hóa và hệ thần kinh.

H2: Thiền ở đâu?

Thiền ở đâu? Nhiều người luôn khắt khe với việc thiền tập vì quá cứng nhắc trong việc chọn vị trí thiền. Tuy nhiên, việc thiền không hề phức tạp như bạn nghĩ. Không gian thiền không có giới hạn, cũng cần không phải tách biệt bản thân mình với mọi người. Mà đơn giản chỉ là tập trung vào hơi thở và sự chuyển động của hơi thở trong cơ thể. 

Lựa chọn đúng nơi để thiền định cũng là cách huân tập lối sống tỉnh thức 

Do vậy, dù bạn đang đứng, ngồi hay di chuyển, chỉ cần cảm nhận và ý thức được mình đang làm gì và cảm nhận đến từng bước chân. Hay các cử động của từng bộ phận trong cơ thể cũng đủ giúp bạn thư giãn, chỉ như vậy cũng là đã thiền.

Để cho việc thiền trở nên hiệu quả hơn, hãy thử kết hợp “công cụ trí huệ” – lời dẫn thiền Chú Đại Bi. Cách này không chỉ giúp bạn ngắt kết nối mọi suy nghĩ, mà còn làm rung động tâm trí và duy trì trạng thái ý thức sâu sắc hơn. Bởi thông qua việc âm thầm lặp lại các câu chú sẽ khiến bạn có một nơi nhất quán ngăn mọi sự xao nhãng hay phán xét trong lúc thiền.

Tuỳ điều kiện bản thân mà bạn có thể lựa chọn một trong những không gian thiền dưới đây.

Thiền ở nhà 

Hãy lựa chọn cho mình một vị trí ngồi thiền có địa hình bằng phẳng hoặc nơi hơi dốc về phía trước một chút. Bạn có thể thiền ban đêm trước khi ngủ và buổi sáng sau khi tắm rửa hoặc vận động thân thể.

Thời gian đầu, khi chưa quen ngồi thiền, chúng ta có thể thực tập ở nhà khoảng 15 phút, dần dần tăng mức độ lên 20 phút hoặc hơn.

Thiền ở rừng 

Phương pháp thiền này được diễn ra bởi một khoá thiền gồm nhiều người. Ở đó có sự hướng dẫn kỹ thuật thiền và được cung cấp nơi ăn ở. Các thiền sinh được khuyến khích duy trì trạng thái tỉnh thức trong suốt khóa thiền. 

Ngoài ra, rừng tĩnh lặng giúp thiền sư hoặc người có kinh nghiệm thiền dày dặn tăng cường tuệ giác và các thuyết chân lý tu học khi thiền.

Thiền ở biển 

Biển cũng là một trong những không gian lý tưởng để thiền tập. Âm thanh của sóng, bầu trời với không gian thoáng đãng, dễ chịu. Điều này giúp việc hít thở và nâng cao tần số năng lượng nhiều hơn.

Thiền ở suối 

Tương tự ở rừng, thiền ở suối không chỉ là nơi bình yên mà còn có âm thanh nước chảy róc rách. Một số người đã quen với việc thiền ở suối đã dùng nhạc nền này để thực hiện thiền tại nhà.

Thiền kim tự tháp

Ngoài những không gian trên Kim Tự Tháp có lớp Thiền online 21h mỗi ngày hoàn toàn miễn phí. Đây là cơ hội để bạn nhúng mình vào môi trường lành mạnh, được thiền tập với sự dẫn dắt của Master. Đồng thời, nơi đây các thiền sinh có thể lắng nghe, học tập, kết nối, phát triển và chuyển hoá bản thân mỗi ngày.

https://www.youtube.com/watch?v=OoPJ5h-ggk0

Cùng thiền mỗi ngày qua bài dẫn thiền Kim Tự Tháp

Rất nhiều người đã và đang thực hành thiền tập mỗi ngày với kết quả tuyệt vời. Thế nhưng, cũng có phần lớn một số người rất nỗ lực để thực hiện, hoặc là không thích thiền hoặc thậm chí không biết cách điều chỉnh để phù hợp với bản thân. 

Do vậy, việc lựa chọn không gian và khung thời gian cố định giúp duy trì sự huân tập bản thân một cách nhất quán. Nhiều người đã đạt được chữa lành, niềm hạnh phúc tĩnh tại và bình an hơn khi thiền tại Kim Tự Tháp. 

Nếu bạn vẫn chưa biết cách bắt đầu như thế nào? Hoặc chưa có sự chuẩn bị hay chưa chọn được cho mình một phương pháp thiền phù hợp. Hãy liên hệ với Kim Tự Tháp để được nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Để lại một bình luận