Giải nghĩa các chữ trong câu chú “Om Mani Padme Hum”

Trước hết, thần chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn được hiểu vô cùng đơn giản chỉ là tên của Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát (Mani Padme).

“Om Mani Padme Hum” là thần chú Chân Ngôn Sáng Tỏ gồm 6 âm.

  • OM : Quy mệnh, quay về nương tựa
  • MANI : Ngọc sáng, tượng trưng cho Tâm Bồ Đề
  • PADME : Hoa sen biểu trưng cho tâm thức trong sáng, thanh khiết
  • HUM : thành tựu tự ngã

Có thể hiểu vắn tắt ý nghĩa của thần chú này là: Viên ngọc sáng trong hoa sen. Tức là những viên ngọc quý giá với bản tính nguyên sơ và dung lượng trái tim luôn chất chứa lòng từ bi cùng tình yêu thương nhân ái.

Xem cách Tự Học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/

        Nghe Lời Dẫn Thiền trên nền nhạc Om Mani Padme Hum – Hoa Sen Nở Ngọc (có vang)

Lời dẫn Thiền Om ma ni padmihum:

Chào các bạn yêu quý!

Hãy làm cho Tâm Trí của bạn hoàn toàn trống rỗng để viên ngọc từ bi bên trọng được hiện lộ. Thiền Định là con đường duy nhất cho bạn hoàn thành mọi sứ mạng trong cuộc sống này.

Quét sạch mọi rác rưởi trong tâm trí, để đánh thức vị Phật bên trong bạn, Hoa Sen Trí Tuệ sẽ nở… và bạn bước đi trên con đường mà các Vị Giác Ngộ đã chọn…

Tất cả bắt đầu từ Hơi Thở… Hãy để giai điệu của hởi thở xoa dịu mọi sự khổ đau trong tâm trí, làm sạch những suy nghĩ không cần thiết. Hãy cho năng lượng của hơi thở chữa lành mọi bệnh tật của cơ thể, tẩy sạch nghiệp hoàn toàn nghiệp lực bên trong và bạn sẽ bình an trên con đường tìm về chính mình…

Thiền Định có nghĩa là Quan Sát Hơi Thở

Bạn ngồi thoải mái, bắt chéo 2 chân, đan các ngón tay và tận hưởng hơi thở tự nhiên…

Ko cần phải tự hít thở, để cho hơi thở tự động ra vào

Cơ thể tĩnh tại, tâm trí bình an…

Nếu có suy nghĩ đến, quay về với hởi!

Không còn suy nghĩ, chỉ còn hơi thở….

Tận hưởng hơi thở, hòa nhịp cùng hơi thở… dần dần hơi thở sẽ nhỏ và ngắn lại, dần dần tâm trí sẽ lắng xuống… Và bạn ở trong trạng thái Thiền Định thật sâu!!!

Chỉ cần quan sát hơi thở, luôn luôn dõi theo hơi thở, tồn tại cùng hơi thở…

Chúng ta có âm nhạc thật hay, nhưng đừng quan tâm đến âm nhạc, đừng quan tâm đến bất kỳ âm thanh nào. Bạn không phải làm cả, không kinh chú, không tụng niệm, không cầu xin, không cúng bái, không tưởng tượng, không có bất kỳ hình ảnh nào cả… Bạn đón nhận tất cả từ chính bản thân bạn, từ bảo thể của bạn…

Chỉ có hơi thở, chỉ có hơi thở, chỉ có hơi thở mà thôi!!!

8:00

Bạn yêu quý!

Xin đừng mở mắt, cho dù có bất kỳ điều gì xảy ra, hãy tiếp tục dõi theo hơi thở

Không còn quá khứ, ko có tương lai, chỉ còn lại giai điệu êm dịu của hơi thở trong giây phút hiện tại này.

Bạn xóa hết, tẩy rửa tất cả mọi năng lượng không cần thiết trong cuộc đời.

Dừng lại, bạn ngừng những điều không liên quan đến bản thân mình.

Ngừng khổ đau, ngừng căn nghiệp, ngừng bên ngoài, đi sâu vào bên trong cùng với hơi thở…

Viên Ngọc Phật Pháp sẽ tỏa sáng và Hoa Sen Trí Tuệ sẽ trưởng thành…

Chỉ cần bạn đi vào Tánh Không Của Tâm Trí, không còn tâm trí, không còn cái tôi cũ kỹ, không còn gì cả…

Không còn gì cả, không còn gì cả…

Quan sát hơi thở, quan sát hơi thở, quan sát hơi thở…

24:30

Các bạn yêu quý!

Hãy nhớ rằng, chúng ta đều là những Đấng Sáng Tạo, chúng ta đến với cuộc sống này để nhận ra chính mình, chúng ta trả hết tất cả nghiệp lực trong Tâm TRí và cơ thể… Chúng ta sẽ bước tiếp trên con đường của các vị giác ngộ đã từng đi.

Thiền Định cho bạn sức khỏe, bình an, trí tuệ và sự giác ngộ

Thiền Định cho bạn biết sẻ chia, cảm thông, lòng biết ơn và tràn đầy tình thương yêu

Thiền Định là con đường duy nhất để bản nhận ra bản thân mình và Hơi Thở là con đường duy nhất để đi vào Thiền Định

Hãy tiếp tục dõi theo hơi thở, dõi theo hơi thở, dõi theo hơi thở

Tất cả các vị thầy sẽ dõi theo bạn, đi cùng bạn và quan sát hành trình tâm linh của bạn…

Xin cảm ơn các vị thầy!

—————————————————————————————————————————————————-

Sau một thời gian huấn tập Thiền chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được “Thiền là gì?”. Từ đó nâng nội tâm thêm vững vàng, cảm nhận bản thân trở nên tốt hơn. Trong bài viết này, Kim Tự Tháp chia sẻ đến bạn các kiến thức về: Thiền là gì? Thiền chú (thiền om) là thiền như thế nào? và Cách tập ngồi thiền theo lời dẫn Thiền Om Mani Padme Hum đơn giản tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé!

Các sự thay đổi về cuộc sống đến từ việc trí tuệ được khai mở cho đến tâm lực và ý chí mạnh mẽ hơn. Niềm vui thực tại ngày càng được vun bồi, tâm yêu thương nhẹ nhàng và bình an nhiều hơn. 

Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về bộ môn Thiền

Các kiến thức về Thiền

Trước khi tìm hiểu sâu về thiền chú (thiền om) như thế nào? Chúng ta cần nắm rõ kiến thức cơ bản về Thiền là gì?

Thiền là gì?

Thiền còn có tên gọi là Samatha Bhavana: chữ  ‘Samantha’ có nghĩa là sự “an tĩnh” hay “tĩnh lặng” và Bhavana trạng thái tĩnh lặng chú ý quan sát một cách sâu sắc (định).

Vậy “Thiền chính là trạng thái quan sát, không dao động và lắng tâm (sự bình lặng của tâm)”. Hay nói cách khác, một người hành thiền thực hiện làm dịu lặng mọi ý niệm chướng ngại đang có mặt trong tâm. Sao cho chúng không còn bị dính mắc những điều đó, người hành thiền cảm nhận được sự bình an, hạnh phúc.

Có những loại Thiền (Bhavana) khác nhau như thế nào?

Trong giới Thiền được chia làm 2 loại Thiền cơ bản như sau:

  • Thiền định (Samatha Bhavana), cách gọi đầy đủ hơn là Thiền Định Tâm 
  • Và Thiền (Vipassana Bhavana) trong tiếng Việt gọi là Thiền Minh sát – Đây là một loại ứng dụng của Thiền Định

Để hiểu rõ hơn về các loại thiền, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở phần tiếp theo.

                     Nhạc Thiền Om Mani Padme Hum – Hoa Sen Nở Ngọc (không vang)

Thiền Định ‘Samatha Bhavana’ hay Thiền Định Tâm

Trong cuộc sống đời thường, con người chúng ta hay gặp các vấn đề liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc như:

  • (1) Tham tưởng về tài, sắc, danh, thực, thuỳ
  • (2) Lòng sân hận, oán trách
  • (3) Lười biếng, ngái ngủ,
  • (4) Thân tâm bất an, lo lắng; và
  • (5) Sự nghi ngờ, thiếu niềm tin

Tất cả những hiện trạng tâm lý trên còn được gọi là chướng ngại. Và thiền định tâm “Samatha Bhavana” sẽ mang lại sự an vui, thanh tịnh cho người hành thiền. Họ cảm nhận và hiểu rõ một cách đúng đắn về các hiện tượng của thân tâm đích thực “như chúng là”. Từ đó cuộc sống trở nên tích cực và nội lực được vui bồi, ngày càng vững tin và đón nhận mọi điều nhẹ nhàng hơn.

Thiền minh Sát ‘Vipassana Bhavana’ hay còn gọi là Thiền quán – Giai đoạn mở Con Mắt Thứ 3 và các Giác Quan Bên Trong

Trong tiếng Pali, nghĩa của từ ‘Vipassana’ là danh từ ghép của hai từ khác đó là: “Vi” là “bằng nhiều cách khác nhau”, và “passana” là “thấy/ cảm thấy”. Vì vậy, nguyên chữ “Vipassana” có nghĩa đầy đủ là “thấy/ cảm thấy bằng nhiều cách khác nhau”. Do đó, khi Vipassana được dùng trong bộ môn “Thiền” thì mang ý nghĩa là: “thấy mọi đối tượng hay mọi hiện tượng đều là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Ý nghĩa chính xác nhất của Vipassana là Thiền trong một thời gian dài để Quan Sát những Trí Tuệ Cao Cấp của Vũ Trụ bằng các Giác Quan Bên Trong…

Thiền Minh Sát còn được biết dưới tên gọi là “Thiền Chánh Niệm” hay “Thiền Tuệ”, “Thiền Quán”. Hiểu một cách đơn giản về nguyên tắc của Thiền Minh Sát là gì? Đó chính là “quan sát” hay “quán chiếu” bất kỳ quá trình tâm vật lý nào khởi sinh lên ngay trong khoảnh khắc đang hành thiền. 

Như vậy, việc định tâm không chỉ là phải được cố định trên một đối tượng riêng lẻ nào. Mà nó dựa trên những khoảnh khắc định tâm hay sát-na định (khanika samadhi). Chúng khởi sinh lên khi tâm chúng ta không còn dính mắc với năm chướng ngại kể trên. Trong lúc này, tâm có khả năng “lưu ý” bất cứ đối tượng nào nổi lên hay phát khởi ra một cách mạnh mẽ. Từ đó, nó sẽ dần lộ ra bản chất đích thực của nó (yathabhuta). Khi chúng ta gắn liền với Hiện Tại thì sẽ bắt đầu xảy ra Vipassana.

                                 Thiền Hoa Sen Nở Ngọc (không nhạc) 

Nên lựa chọn loại Thiền nào phù hợp?

Mỗi loại thiền sẽ có giá trị cốt lõi cũng như phương pháp thực hiện và đối tượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo để nhận ra ý nghĩa và sự phù hợp của từng loại. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ! Thiền Định là con đường duy nhất, và tất cả các kiểu Thiền khác đều chỉ là một ứng dụng của Thiền Định, kể cả Vipassana!

Thiền định và Thiền quán khác nhau về đối tượng và phương pháp thực hiện

Phương pháp Thiền định

Mục đích của Thiền quán là định tâm, làm cho tâm an trú và chế ngự được những trói buộc về tâm. “Thiền quán” là cách đưa tâm cố định vào đối tượng thiền để đạt được an tĩnh, vắng lặng. Cụ thể như là việc dừng lặng các thói quen cũ, các ý niệm phát sinh ít nhất trong thời điểm thực tập thiền định tâm “Samatha Bhavana”.

Cốt lõi thực tập “thiền định” chính là tâm nương tựa vào đối tượng thiền, không phán xét, không bám chấp vào quá khứ, không suy nghĩ về chuyện chưa đến. Buông bỏ tất cả để tâm thư thái ở hiện tại, vượt qua mọi ý niệm, chính niệm. Đồng thời nắm giữ sự vắng lặng, nhẹ nhàng mà không bị dao động bởi các hiện tượng/ sự việc bên ngoài.

Ở Thiền định, người hành thiền nhấn mạnh sự tập trung của tâm, tức là Định tâm. Để làm điều này, người thiền định chỉ cần nắm bắt được một đối tượng riêng lẻ, cố định. Để mang lại sự hạnh phúc, hỷ lạc bằng những việc “định” sâu sắc hay những “tầng thiền định” vắng lặng. Tóm lại, Định rồi sẽ Quán!

Phương pháp Thiền quán

Mục đích của Thiền Minh Sát (Vipassana) là quán tưởng để nhận thấy, nhìn thấu suốt và hiểu rõ một cách đúng đắn về thân tâm (vật chất & tâm linh). Về phương diện chiều sâu, thiền quán hay còn được gọi là “thiền tuệ” là liệu pháp thực tập thiền phát triển trí tuệ. Giúp tâm sáng suốt hơn, thiền sinh hiểu rõ về thế giới hiện tượng và bản chất của mọi sự vật như chúng đang là.

Thiền Minh Sát (Vipassana), người hành thiền nhấn mạnh vào “sự hiểu biết đúng đắn” của thân – tâm và “bản chất đích thực” của chúng. Như vậy, trong quá trình thiền, mỗi khi Thân nổi lên hay khởi sinh ý niệm gì thì chúng ta cứ quán sát đúng bản chất của nó là như vậy mà không phán xét gì ở đây. 

Có rất nhiều những đối tượng hành thiền quán, chính xác hơn là bất kỳ quá trình vật lý và tâm linh nào của cơ thể cũng đều có khả năng là đối tượng của Thiền Minh Sát.

Để làm được điều này, yêu cầu người hành thiền cần có một mức độ “Định” tâm nhất định. Thông qua sự huân tập chánh niệm liên tục, không gián đoạn của những quá trình sinh vật lý thân tâm trong cơ thể. 

Lựa chọn phương pháp thiền phù hợp

Khi đã bắt đầu hiểu ra sự khác nhau giữa Thiền Định (Samatha) và Thiền Minh Sát (Vipassana). Chúng ta sẽ lựa chọn cho bản thân một phương pháp phù hợp. 

Tuỳ mục đích thiền mà chúng ta lựa chọn liệu pháp hành thiền tương ứng

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, Thiền định là nền tảng của Thiền quán. Khi hành thiền định tâm, người tập thiền chị đạt ở mức độ của sự vắng lặng, an tịnh. Còn với Thiền quán không chỉ là định tâm mà đó còn là sự khai mở trí tuệ và vượt thoát sự trói buộc ở tâm. Do vậy, nhiều thiền sinh khi đã đạt được độ định tâm đã phát triển quá trình huân tập của bản thân lên tầng thiền nhận thức.

Nếu mới chỉ là người bắt đầu tu tập thiền, Thiền định tâm là một liệu pháp Thiền đơn giản dành cho bạn. Tuy nhiên, mục đích và kết quả của 2 loại Thiền khác nhau, do vậy về lâu dài người thực tập thiền không nên dừng lại ở Thiền định như một liệu pháp Thiền cơ bản. Vì như thế chúng ta đã đánh mất cơ hội phát triển thiền quán để tăng trưởng trí tuệ.

Tìm hiểu về Thiền om

Bước chân vào bộ môn Yoga, có một âm thanh được kéo dài và liên tục ngân lên ở mỗi thời điểm bắt đầu và kết thúc của khóa học. Một âm thanh văng vẳng và xa xăm ấy được gọi là Om. Bằng cách phát âm “Aum” với âm phát kéo dài trong một hơi thở. OM được xem là một trong những âm thanh mang tính thiết yếu nhất trong toàn bộ vũ trụ. 

Âm “Om” bằng cách phát âm Aum kéo dài vang xa khi thiền

Thiền om là gì? 

Khi áp dụng áp dụng âm “Om” vào các lời dẫn thiền và có tên gọi là thiền om. Nhiều người đã phát triển các Kinh chú mang âm “Om” để thiền cũng là phương pháp thực hành thiền nhất quán giúp khai mở tâm thức tuyệt vời. Chẳng hạn như thiền chú Om mani padme hum cũng là một cách thức thiền om chữa lành hiện nay.

Dù bạn lựa chọn phương pháp Thiền định hay Thiền Tuệ, lời dẫn thiền chú Om mani padme hum cũng đều mang lại cho bạn sự bình yên về thân tâm trí. Các thiền sinh của Ấn Độ cổ đại hiểu rõ sức mạnh bẩm sinh của thần chú OM này và họ thường xuyên thiền om để kết nối sâu sắc với tâm hồn. 

Lợi ích khi thiền tập Om

Vì việc thiền tập thần chú OM có một vị trí khá đặc biệt trong các nền văn hóa khác nhau. Nên đây được xem là phương pháp thiền chữa lành rất hữu ích trong việc khuyến khích sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Bạn có thể xem chi tiết những lợi ích của thiền OM ngay dưới đây:

Thiền Om mang lại nhiều giá trị lợi ích to lớn về sức khỏe và tinh thần

  • Khi thiền OM giúp phát triển những rung động tích cực bên trong. Từ đó, chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.
  • Làm sạch và thư giãn thân tâm trí. Thời gian, làn da trở nên tươi sáng, thần sắc lạc quan, vui vẻ hơn. 
  • Niệm OM mang lại sự bình an, tĩnh lặng và bình tĩnh.
  • Thiền OM có tần số năng lượng rung động tích cực cho cả cá nhân và những người xung quanh. 
  • OM giúp thanh lọc, cân bằng con mắt thứ ba (Ajna Chakra). 
  • Thường xuyên thiền OM nội tâm thay đổi, ngày càng trẻ trung, hạnh phúc hơn, bình an, tràn đầy năng lượng hơn.
  • Bên cạnh đó, còn cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp và trương lực hệ thần kinh tự chủ của tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. 
  • Cảm nhận và trân trọng từng điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Từ đó như cục nam châm thu hút những điều tốt đẹp đến với bản thân. 
  • Ngoài ra, còn giúp kiểm soát cảm xúc cho mọi tình huống cuộc sống một cách đúng đắn và lý trí. 

Diễn giải thần chú Om mani padme hum

Thần chú Om Mani Padme Hum hay còn gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Là một câu thần chú tiếng Phạn có nguồn gốc từ Phật giáo. Đây được xem là thần chú của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara). Nó đóng vai trò quan trọng và lâu đời nhất trong nền Phật giáo Tây Tạng. 

Sự vi diệu về câu thần chú Om mani padme hum

Ý nghĩa khác của “Om Mani Padme Hum”

Khi phiên âm Hán – Việt “Om Mani Padme Hum” thường được đọc là “Án Ba Ni Bát Ni Hồng” hay “Úm Ma Ni Bát Ni Hồng”. Câu thần chú này mang ý nghĩa trọn vẹn là tâm Bồ Đề nở rộ trong lòng mỗi người. 

Do đó, khi dẫn thiền niệm thần chú Lục Tự Đại Minh Chú gồm 6 âm như trên. Bạn sẽ cảm nhận được mỗi âm đều vang lên những âm thanh kì diệu với những tác dụng bí ẩn theo cách mà Kim Cang Thừa đã diễn giải. 

Đối với Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, Lục Tự Đại Minh Chú mang ý nghĩa rất lớn về lòng từ bi và ánh sáng trí tuệ. Họ cho rằng đây là những điều mà Đức Phật đã phải mất 1000 kiếp để tìm thấy nhằm muốn độ hoá tất thảy chúng sanh ta bà. Nhờ vậy, thần chú 6 âm Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn này còn mang ý nghĩa khác mang nhiều bí ẩn và rất vi diệu.

Ngoài ra, thần chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn còn có những ý nghĩa khác như: thanh tịnh hoá, bài cầu nguyện, sự chuyển hoá hay khai sáng trí tuệ. 

Tuy nhiên, dù là ý nghĩa nào thì cũng đều là phương pháp liên tục gọi hồng danh của Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Mỗi câu thần chú Om là tất cả tấm lòng từ bi, năng lực trí tuệ được Quan Thế Âm Bồ Tát thâu gom lại. Khi thanh âm thần chú vang lên, tâm trí được tỉnh thức, thanh lọc, chữa lành, nội tâm được rộng mở, trở nên bao dung hơn và yêu thương hơn bao giờ hết.

Cách thiền chú Om mani padme hum

Nội dung hành thiền này được Kim Tự Tháp tham khảo và đúc kết từ nguồn tài liệu Phật giáo khác nhau. Hãy huân tập theo lời dẫn thiền chú Om Mani Padme Hum dưới đây để sớm cảm ngộ và nhận thấy được sự chuyển hóa tích cực của bản thân mỗi ngày nhé!

Là một trong những cách hành thiền của bộ môn Thiền, thiền chú Om mani padme hum là phương pháp định tâm và chữa lành hiệu quả. Việc tập thiền chú Om mani padme hum cũng tương tự như các bài tập thiền khác. Hãy cùng xem chi tiết cách thực hiện dưới đây để quá trình thiền đạt được hiệu quả tốt hơn.

Thực tập thiền chú Om mani padme hum để chuyển hoá thân tâm trí

Tư thế ngồi khi thực tập thiền OM

Bạn có thể lựa chọn cách ngồi trong tư thế Hoa sen hoặc ngồi xếp bằng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ngồi thiền trên thảm hay sàn thì có thể ngồi thiền trên ghế. Thân trong tư thế lưng giữ thẳng và cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất. Hai bàn tay đặt xếp chồng lên nhau hoặc đặt hai tay lên gối. 

Lưu ý, hãy nên nhắm mắt lại trong và suốt quá trình thiền. Lý do là khi nhắm mắt, tâm trí dễ dàng đưa về trạng thái tĩnh lặng và thư giãn thoải mái hơn. Đồng thời đây cũng là cách làm hiệu quả giúp bạn xua tan sự bận rộn và dừng lặng các suy nghĩ hay ý niệm trong tâm trí. 

Quá trình duy trì hơi thở bằng cách ngậm miệng lại và chỉ hít thở bằng mũi. Cần đảm bảo được không khí đi vào và đi ra chỉ qua mũi, và giữ cho cơ hàm được thả lỏng. Ngoài ra, nên để khớp răng trên và dưới tách ra một chút thay vì ép chúng khớp vào nhau hoặc chạm vào nhau. 

Sau đó, hãy chú ý đến hơi thở trong khi hít vào và thở ra. Mặc dù ý thức sự thở nhưng không phải ép buộc và kiểm soát hơi thở, mà nên để quá trình thở diễn ra tự nhiên.

Nhập thiền theo lời dẫn thiền chú Om mani padme hum

Nhẹ nhàng và chậm rãi hít một hơi thật sâu xuống bụng. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được bụng sẽ từ từ phình căng lên nhờ lượng khí oxy được đưa dần vào trong.

Mở miệng niệm “Om” với 80% lượng hơi thở hít vào, khi đó cột sống âm thanh sẽ di chuyển từ bụng sang ngực, và hơi thở sẽ đi ra qua đường miệng. Thực hiện phát âm “Om” đến đâu thì hãy để hơi thở ra đến đó và bụng của chúng ta cùng dần xẹp lại. Cho đến khi ước chừng lượng khí trong cơ thể còn khoảng 20% lượng oxi vừa hít vào thì dừng niệm âm “Om” nhé! 

Tiếp tục niệm “Mani Padme” với 20% hơi thở còn còn dư lại và lập tức khép miệng lại để phát âm “Hum”. Nếu quan sát và cảm nhận, bạn sẽ thấy cột sóng âm thanh bắt đầu đi từ vùng họng qua hốc mũi và lên đến đỉnh đầu. Hơi thở hoàn toàn đi ra qua đường mũi, phát âm đến đâu, khí thở ra sẽ đến đó và bụng dần dần xẹp lại. Cho đến khi bụng hoàn toàn xẹp thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã hoàn thiện một lần thực hành câu chú “Om Mani Padme Hum”. 

Hãy hòa trộn tất cả mọi thứ khi thực hiện thiền niệm chú “Om Mani Padme Hum”. Chú ý duy trì lời niệm đồng điệu với hơi thở của bạn. Chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn và giúp bạn chữa lành về tinh thần cũng như thư giãn đầu óc và lắng nghe được những rung động từ sâu bên trong. 

Thiền om cùng Kim Tự Tháp mang lại giá trị gì? 

Khi thiền tập “OM” nói chung và thiền chú “Om mani padme hum” nói riêng một cách thường xuyên. Dần dần về sau, tâm hồn bạn cảm nhận như chìm vào những con sóng nhẹ, vỗ về tâm hồn. 

Thiền om Kim TửTháp giúp kích hoạt thể chất, tinh thần và tâm linh cho cơ thể

Điều này cho thấy bản thân bạn đã từ từ đi sâu hơn vào thiền định. Lúc đó, những rung động từ thiền OM khiến thân tâm bạn trở nên nhẹ nhàng và tinh tế hơn. Thậm chí, những điều này gần như trở thành một lời thì thầm giúp xoa dịu và khai mở tâm hồn bạn. 

Cuối cùng, từ âm niệm chuyển thành vô thanh khiến bạn nhận ra rằng mọi thứ vẫn luôn tồn tại và hoạt động trong cơ thể bạn. Cơ thể bạn cũng quan sát được điều này khi thở chậm và cảm nhận quá đỗi nhẹ nhàng. 

Có thể thấy rằng đây là một phương pháp khác của bộ môn “ Thiền” khá dễ dàng áp dụng. Đặc biệt, người ngồi thiền hoàn toàn cảm nhận được nhiều tác dụng tích cực và tốt với sức khỏe và tinh thần. Hãy cùng nhau lan toả những lợi ích quý giá này đến với tất cả mọi người. Để ai cũng có cơ hội và đủ duyên lành nâng cao sức khỏe, tăng cường nội lực cho tâm luôn được yên vui và thư thái mỗi ngày.

Thiền Om mỗi ngày cùng Kim Tự Tháp

Để tạo sự thiền tập thường xuyên và kết nối giới Thiền mỗi ngày rộng lớn, hiện nay Kim Tự Tháp có lớp Thiền online 21h hoàn toàn miễn phí. Đây là cách để chúng ta thoát khỏi rào cản của bản thân. Đồng thời có cơ hội nhúng mình vào môi trường lành mạnh cùng thiền tập với sự dẫn dắt của Master. 

Mỗi ngày, các thiền sinh có thể lắng nghe các chia sẻ, kiến thức học tập, kết nối thân tâm trí. Giúp hành trình phát triển và chuyển hoá cũng như nâng tầm giá trị bản thân trở nên tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về “Thiền là gì?” cũng như các phân tích sâu hơn về phương pháp Thiền tập. Với mong muốn không chỉ cung cấp cho các bạn những nền tảng lý thuyết về bộ môn Thiền. Mà ở góc độ sâu hơn, Kim Tự Tháp còn chia sẻ đến người đọc những giá trị tinh tế và ý nghĩa vi diệu khi kết hợp thiền Phật giáo thông qua thần chú Om Mani Padme Hum. 

Những giá trị về “thiền chú OM” giúp cho người ngồi thiền đạt được một  tinh thần thư giãn. Đồng thời đây còn là cách thức yêu thương bản thân mình và mở rộng cửa sổ tâm hồn với thế giới hơn. Hy vọng bạn sẽ lĩnh hội và thu về cho mình những ý nghĩa sâu sắc, thắm đậm lòng từ bi và sự tỉnh thức về trí tuệ của liệu pháp thiền Om ở trên. 

Trả lời