Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể sẽ giúp loại bỏ các chất dư thừa, đào thải độc tốc, tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm căng thẳng mệt mỏi… Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu nước sẽ vô cùng mệt mỏi, gây báo táo, có nguy cơ bị sỏi thận, các bệnh về gan thậm chí là ung thư,… Vậy cơ thể an toàn là nước và có bao nhiêu lít máu?
Cơ thể an toàn là nước và có bao nhiêu lít máu?
Nước là thành phần hóa học chính và chiếm từ 60-75% trọng lượng cơ thể và khoảng 7% còn lại là máu. Nước trong cơ thể người được phân bố chủ yếu khoảng ⅔ ở khoang dịch nội bào và ⅓ ở khoang dịch ngoại bào.
Xem thêm Phương pháp Tự học Thiền: https://kimtuthap.org/tuhocthien-html/
Nước là thành phần hóa học chính và chiếm từ 60-70% trọng lượng cơ thể
Ví dụ, cơ thể của một người đàn ông có trọng lượng cơ thể là 75kg sẽ chứa khoảng 42 lít nước. Trong đó, khoảng 28 lít cho nội bào và 14 lít cho ngoại bào.
Còn lượng máu trung bình trong cơ thể bao nhiêu phần sẽ phụ thuộc vào cân nặng, giới tính, độ tuổi và nơi sống, cụ thể:
Cơ thể con người có 7-9% là máu
- Với người trưởng thành, máu chiến 7 – 8% trọng lượng cơ thể, khoảng 4.5 đến 5.7 lít máu/ người.
- Trẻ em: máu chiếm khoảng 8 – 9% trọng lượng cơ thể, ước tính với người 36kg sẽ khoảng 2.650 mL máu/người.
- Trẻ sơ sinh: lượng máu khoảng 9 – 10% trọng lượng cơ thể (trẻ sinh đủ tháng có khoảng 75 mililít máu/ kg trọng lượng cơ thể, tương đương 270ml khi nặng 3.6kg.
Cần bổ sung bao nhiêu lít nước cho cơ thể mỗi ngày?
Để cơ thể duy trì trạng thái ổn định cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày tính theo trọng lượng cơ thể
- Theo Viện Y học Mỹ, để đảm bảo cơ thể khỏe trạng, duy trì trạng thái an toàn thì mỗi ngày nên cung cấp 3,7 lít (nam giới) và 2,7 lít (phụ nữ).
- Với các vận động viên hoặc những người tham gia hoạt động thể chất toát mồ hôi nhiều thì cứ 10 phút cần bổ sung khoảng 150ml trong khi luyện tập và 500 ml ngay sau khi tập.
- Trong điều kiện làm việc và có sức khỏe bình thường nên uống tối thiểu 0.4 lít nước/ 10kg cơ thể mỗi ngày.
- Nên uống nước trước và sau bữa ăn khoảng 15-40 phút để dạ dày hoạt động tốt hơn, giảm hoạt tính các men tiêu hóa.
Nếu cơ thể mất nước sẽ ra sao?
Nước là thành phần hóa học chính và chiếm từ 60-70% trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, nước đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Nước có nhiều vai trò như:
- Giúp đào thải độc tố.
- Duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định.
- Bảo vệ các mô cơ và bôi trơn các khớp.
- Giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng
- Giảm nguy cơ táo bón, giảm nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Một số nghiên cứu cho thấy những người có thói quen uống nhiều nước sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang và ung thư đại trực tràng tốt hơn.
- Cung cấp đủ nước giúp làm đẹp da, tăng tính đàn hồi của da và giảm sự chảy xệ và hạn chế mụn trứng cá.
Nước đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể gây ra những nguy cơ sau:
- Chức năng của tế bào và các cơ quan sẽ rối loạn.
- Thiếu nước là nguyên nhân khiến thận yếu đi do phải đào thải độc tố trong cơ thể nhiều hơn so với khi cơ thể đủ nước.
- Uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến da khô, nhanh lão hóa, chảy xệ.
- Thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu.
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật…
So sánh trạng thái cơ thể khi đủ nước và thiếu nước
Nhìn chung, cơ thể an toàn là nước và chiếm đến 60-75% do đó chúng ta cần cung cấp đủ nước mỗi ngày để cơ thể duy trì trạng thái ổn định và khỏe mạnh nhất. Mỗi ngày nên uống từ 2,5-3 lít nước, với nước lạnh thì nên uống từng ngụm nhỏ. Đặc biệt, chúng ta có thể kết hợp ngồi thiền mỗi ngày để thả lỏng cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi để quá trình chuyển hóa cơ thể diễn ra tốt hơn, giúp ngủ ngon giấc hơn!